ASEAN and EU are considered the most successful regional organizations in the world. They are strengthening their cooperation in various areas to minimize the impact of competition from major powers. However, there are challenges that need to be addressed. ASEAN plays a strategic role in the Indo-Pacific region and EU recognizes ASEAN's central role. EU is participating in ASEAN's mechanisms and both sides agree on the importance of maintaining peace, security, and stability in the region. ASEAN is the EU's third largest trading partner and EU is the second largest trading partner and third largest foreign investor of ASEAN. They aim to reduce reliance on China and enhance long-term economic recovery. Cooperation in the digital economy, cybersecurity, education, and climate change is prioritized. EU supports ASEAN in education, gender equality, and COVID-19 vaccination efforts. The EU-ASEAN relationship is based on shared values and principles, promoting multilateral cooperation for pe
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, ASEAN, và Liên minh Châu Âu, EU, được coi là hai tổ chức khu vực thành công nhất trên thế giới. Trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Chung vẫn đang tiếp tục căng thẳng, việc EU và ASEAN ngày càng tăng cường quan hệ trên đa dạng các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội Nam, vê như là một su thế tất yếu. Điều đó giúp các nước thành viên của hai tổ chức này giảm thiểu các tác động từ cạnh tranh của các cường quốc.
Tuy nhiên, hợp tác EU-ASEAN cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức cần giải quyết. Thực trạng hợp tác Về chính trị, với vị trí địa chiến lược tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, ASEAN là luôn là khu vực chịu ảnh hưởng nhạy cảm từ các điều chỉnh chiến lược của các nước lớn. EU cũng không phải là ngoại lệ. Bản thân ASEAN cũng đưa ra quan điểm của mình về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào năm 2019 khẳng định mong muốn của nhóm duy trì vai trò trung tâm của mình trong bối cảnh cạnh tranh giữa các cường quốc.
Về phần mình, chiến lược hợp tác tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của EU được công bố vào năm 2021 đã đề ra cách tiếp cận mới với Đông Nam Á. ASEAN đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện hiệu quả chiến lược của EU. Trong bản chiến lược dài 18 trang, ASEAN đã được nhắc tới 31 lần, trọng tâm là EU công nhận vai trò trung tâm của ASEAN và tăng cường và củng cố hợp tác giữa hai tổ chức khu vực thành công nhất hiện tại.
Hiện tại, EU đang tham gia các cơ chế mà ASEAN thiết lập như diễn đàn khu vực ASEAN, hội nghị cấp cao Đông Á và các cơ chế liên quan khác như hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-EU, cuộc họp quan chức cao cấp ASEAN-EU. Những cơ chế này cũng là những viên gạch góp phần vào quá trình xây dựng nên cấu trúc mới ở khu vực. Trong các cuộc gặp Thứ trưởng Ngoại giao ASEAN-EU thường niên, mới nhất là cuộc gặp diễn ra vào 2-2 khi trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực, các nước ASEAN và EU đều nhất trí cần bảo đảm một môi trường hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực, tạo thuận lợi cho các nước tập trung phát triển nền kinh tế.
Bên cạnh đó, tại các phiên bàn thảo về tình hình Biển Đông, EU luôn thể hiện rõ lập trường của mình. Điều này giúp tăng cường vai trò an ninh của EU trong khu vực thay vì chỉ là đối tác thương mại, đồng thời thúc đẩy quản trị khu vực một cách phù hợp. Về Kinh tế, hiện nay, ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 3 của EU, sau Mỹ và Trung Quốc, còn EU là đối tác thương mại lớn thứ 2 và là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 của ASEAN.
Tại hội nghị tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN-EU, AEM, lần thứ 19 diễn ra ở Semarang, Indonesia đã ghi nhận cả ASEAN và EU đang trên đà phục hồi hoàn toàn sau tác động của đại dịch COVID-19. Theo thống kê của ASEAN, tổng giá trị thương mại hàng hóa 2 triệu giữa ASEAN và EU đạt 295,2 tỷ USD vào năm 2022, tăng 9,6% so với năm 2021, trong khi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU cũng đạt 24 tỷ USD, đưa EU trở thành nguồn FDI lớn thứ 3 của ASEAN.
Nhưng nếu xét về vốn FDI trong giai đoạn 2012-2021, EU là đối tác có vốn FDI lớn nhất vào ASEAN, với tổng số vốn hơn 243 tỷ USD so với 222,3 tỷ USD của Mỹ, và nhiều hơn gấp đôi so với 109 tỷ USD của Trung Quốc. Việc tăng cường phối hợp giữa ASEAN và EU góp phần ổn định chuỗi cung ứng, tạo thuận lợi cho đầu tư và tạo tiền đề để nghiên cứu khả năng xây dựng hiệp định thương mại song phương giữa ASEAN và EU trên cơ sở các FTA song phương đã có giữa EU với một số nước thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Việc các cơ chế như RCEP có hiệu lực cũng đã tạo ra cơ hội hợp tác lớn hơn cho ASEAN và EU, loại bỏ các hàng giàu thuế quan và phi thuế quan, mang lại nhiều cơ hội thương mại và đầu tư hơn cho các doanh nghiệp của EU vào các nước ASEAN. Tăng trưởng thương mại EU-ASEAN so với thương mại của ASEAN với Mỹ và Trung Quốc phản ánh sự chuyển hướng thương mại ngày càng tăng liên quan đến căng thẳng Mỹ-Trung.
Nền kinh tế của EU và ASEAN có khả năng bổ sung về kinh tế và cơ hội tăng trưởng cho nhau. Cả hai bên đều mong muốn được hưởng lợi từ lợi thế so sánh của nhau và giảm thiểu rủi ro liên quan đến sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đồng thời tăng cường khả năng phục hồi kinh tế lâu dài. Với nhu cầu phục hồi kinh tế xã hội mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19, hợp tác giữa ASEAN và EU đang có xu hướng ngày càng gia tăng cả về chất và lượng.
EU khẳng định sẽ không ngừng tăng cường và mở rộng hơn nữa hợp tác với ASEAN trên mọi lĩnh vực như chuyển đổi xanh, năng lượng tái tạo, thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, kết nối hạ tầng cứng và mềm, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, thương mại bền vững, và khuyến khích sự tham gia rộng rãi của các thể chế tài chính quan trọng như ngân hàng đầu tư châu Âu, EIB.
Một số doanh nghiệp trong lĩnh vực này đang được hỗ trợ bởi tài chính từ khu vực tư nhân, một số khác được tài trợ bởi các khoản vai và viện trợ chính thức của EU. Ví dụ chính các dự án cơ sở hạ tầng do EU hỗ trợ bao gồm hiện đại hóa lưới điện và đường bộ ở Campuchia, hệ thống giao thông, đường bộ, thủy lợi đô thị ở Lào, lưới điện và nhà máy thủy điện ở Việt Nam, và hệ thống năng lượng mặt trời và một nhà máy thủy điện ở Philippines.
Tại hội nghị thượng đỉnh EUASEAN vào tháng 12 năm 2022, EU đề xuất huy động 10 tỷ euro trong khoản tài trợ của Global Gateway cho quá trình chuyển đổi xanh và kết nối bền vững ở khu vực ASEAN. Đặc biệt, EU cho biết các khoản đầu tư sẽ tập trung vào năng lượng, giao thông, số hóa, giáo dục và thúc đẩy thương mại và chuỗi giá trị bền vững. Thêm vào đó, EU và ASEAN coi nền kinh tế kỹ thuật số là ưu tiên chiến lược.
Để hỗ trợ số hóa nền kinh tế của ASEAN, EU đã tạo điều kiện ra mắt một công cụ mới để đo lường hiệu suất kỹ thuật số của khu vực ASEAN trong các lĩnh vực như kết nối, dịch vụ công và kỹ năng kỹ thuật số. Chỉ số kỹ thuật số ASEAN sẽ cung cấp cho các quốc gia thành viên ASEAN thông tin cần thiết để giải quyết khoảng cách kỹ thuật số ở các quốc gia tương ứng và phát triển một nền kinh tế kỹ thuật số an toàn, bền vững và có khả năng chuyển đổi cho cả quốc gia đó và khu vực.
Về hợp tác các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống, EU và ASEAN đã tích cực hợp tác trong bảo đảm hòa bình, ổn định ở khu vực, giải quyết các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống. Trong đó, EU chú trọng thúc đẩy hợp tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, bảo đảm an ninh biển, thông qua các cuộc họp tham vấn quan chức cao cấp ASEAN-EU về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, SOMTC-EU, và đối thoại cao cấp ASEAN-EU về hợp tác an ninh biển.
EU hiện đồng chủ trì các nhóm giữa kỳ về an ninh biển, chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, trong khuôn khổ diễn đàn khu vực ASEAN. Việc thống nhất trong các vấn đề an ninh phi truyền thống là một trong những lĩnh vực hợp tác mang lại hiệu quả nhất đối với quan hệ giữa hai bên. An ninh mạng là một trong những vấn đề quan trọng trong hợp tác EU-ASEAN vì lợi ích chung trong việc bảo vệ các cơ sở hạ tầng hạ tầng mạng và dữ liệu thiết yếu, củng cố niềm tin, ngăn chặn tội phạm mạng và thúc đẩy thương mại kỹ thuật số và tăng trưởng kinh tế.
Tầng quan trọng của việc đảm bảo an ninh mạng đã được đề cập trong chiến lược của từng tổ chức. Chiến lược hợp tác của EU ở Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương đặc biệt chú ý đến khả năng kết nối và nêu, bật nhu cầu đầu tư vào số hóa và kết nối tốt hơn châu Âu với các đối tác ở Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Kế hoạch tổng thể kỹ thuật số ASEAN 2025 dự kiến ASEAN là một cộng đồng kỹ thuật số và khối kinh tế hàng đầu, được hỗ trợ bởi các dịch vụ, công nghệ và hệ sinh thái kỹ thuật số an toàn và có tính chuyển đổi.
Hợp tác EU-ASEAN trong không gian mạng diễn ra trên nhiều nền tảng và hoạt động khác nhau, dựa trên mục tiêu chung của hai tổ chức là duy trì một ngôi trường công nghệ thông tin mở, an toàn, ổn định, dễ tiếp cận và hòa bình. Tuyên bố ASEAN-EU năm 2019 về hợp tác an ninh mạng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường xây dựng năng lực mạng, các biện pháp xây dựng lòng tin, chia sẻ các thực tiễn tốt nhất và thúc đẩy các chuẩn mực mạng cũng như hành vi có trách nhiệm trong không gian mạng.
Tại hội nhị thượng đỉnh vào năm 2022, hai tổ chức đã cam kết tăng cường hợp tác bao gồm kết nối kỹ thuật số, khoa học, nghiên cứu và công nghệ, và tăng cường đầu tư và đổi mới. Văn hóa xã hội Giáo dục luôn là trọng tâm trong quan hệ đối tác EU-ASEAN. Vì vậy, EU chú trọng hỗ trợ ASEAN trong nâng cao chất lượng giáo dục thông qua các chương trình học bổng và hỗ trợ giáo dục sau đại học.
Trong khuôn khổ chương trình EU hỗ trợ giáo dục đại học tại khu vực ASEAN là chương trình giáo dục đại học hàng đầu của EU. Bên cạnh đó, EU còn hỗ trợ ASEAN thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho nữ giới. Trong giai đoạn đại dịch COVID-19 bùng phát, EU đã tài trợ cho ASEAN 33 triệu liều vaccine bởi EU là nhà xuất khẩu vaccine lớn nhất trên thế giới và đóng góp hơn 3 tỷ euro qua cơ chế COVAX để bảo đảm cung ứng vaccine cho các nước có thu nhập trung bình và thấp.
Với vai trò quan trọng hàng đầu trong các nỗ lực toàn cầu về ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy thương mại đa phương, hỗ trợ thúc đẩy phục hồi và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tại hội nghị cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN-EU tại Bruxelles, EU công bố sẽ triển khai chương trình sáng kiến xanh trị giá 30 triệu euro hỗ trợ các dự án hợp tác cụ thể với ASEAN.
Ngoài ra, đối thoại cấp cao ASEAN-EU về môi trường và biến đổi khí hậu được xem như là nền tảng quan trọng giúp tăng cường đối thoại chính sách và thúc đẩy hợp tác ASEAN-EU về các vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Chương trình Thành phố ASEAN Xanh Thông Minh do EU Tài trợ và Quỹ Tài chính Xanh Xúc Tác ASEAN hỗ trợ đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh được coi là những ví dụ quan trọng khác.
Ý nghĩa và tác động của sự hợp tác giữa EU và ASEAN Quan hệ EU-ASEAN dựa trên cơ sở chia sẻ các giá trị, nguyên tắc và lợi ích chung, đề cao hợp tác đa phương, thúc đẩy trật tự quốc tế dựa trên luật lệ nhằm đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và thế giới. Cả ASEAN và EU đều có chung mục đích hướng tới chủ nghĩa đa phương hiệu quả, không chỉ trong thương mại và kinh doanh, mà còn trong tất cả các lĩnh vực, từ biến đổi khí hậu đến an ninh hàng hải.
Các kết quả mà hai bên đạt được sẽ bảo vệ những giá trị chung, thể hiện sự phản đối trật tự thế giới mà sức mạnh làm nên luật lệ. Ngoài ra, sự hợp tác cũng tạo cơ hội để cả ASEAN và EU tham gia nhiều hơn vào việc giám sát, định hình và đẩy mạnh hợp tác về thương mại, quốc phòng an ninh và phát triển bền vững của khu vực. Đối với ASEAN, việc nâng cấp quan hệ với EU là một nhu cầu và là một bước đi có ý nghĩa đối với ASEAN để mở rộng không gian chiến lược của Hiệp hội, ứng phó với những cạnh tranh và bất ổn ngày càng gia tăng trong khu vực.
Rõ ràng, với thực lực hiện có của ASEAN, việc triển khai các chính sách ngoại giao mềm dẻo, gia tăng sức mạnh mềm, tăng cường đoàn kết khu vực và tìm kiếm hợp tác với bên thứ ba là những lựa chọn ưu tiên trong triển khai chính sách đối ngoại của Hiệp hội. Hiện nay, sự gia tăng cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung Quốc, các cuộc xung đột khu vực đã gây ra những hậu quả lâu dài đến nền kinh tế ASEAN.
Trong bối cảnh đó, việc EU tiếp tục thúc đẩy hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ ASEAN trong thu hẹp khoảng cách phát triển, gắn kết các tiểu vùng với tiến trình phát triển chung của ASEAN, hướng tới phát triển đồng đều và bền vững, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên. Triển vọng hợp tác trong thời gian tới Như Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, đã phát biểu khi bế mạc hội nghị thượng đỉnh EU-ASEAN gần đây tại Bruxelles.
Tất cả những điều này, trên sự Nga-Aukraine là một lời nhắc nhở rõ ràng rằng ngày nay, trong thế giới phụ thuộc lẫn nhau này, có không phải là vấn đề của châu Âu hay vấn đề của châu Á. Tất cả những thách thức mà chúng ta phải đối mặt ngày nay đều có tính chất toàn cầu và do đó ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Với bối cảnh trên, nhu cầu hợp tác giữa EU-ASEAN ngày càng lớn trong thời gian tới.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai tổ chức khu vực này luôn đan xen những cơ hội và thách thức. Những cơ hội cho hợp tác giữa EU-ASEAN Lực đẩy chính của mối quan hệ EU-ASEAN tập trung rất nhiều vào thương mại và đầu tư, phản ánh năng lực của EU đối với các quốc gia thành viên và các lĩnh vực mà ASEAN nói chung có nhiều dư địa hơn một chút. Và mặc dù thất bại trong việc thúc đẩy một hiệp định thương mại tự do, FTA, EU-ASEAN, về cơ bản đã bị đình trệ kể từ năm 2007.
EU vẫn tiến tới các FTA song phương với từng quốc gia thành viên ASEAN cụ thể là Singapore và Việt Nam ít nhất báo hiệu tiềm năng để thực hiện đầy đủ các mối quan hệ kinh tế. Trong bối cảnh địa chính trị thế giới với xu hướng bất ổn ngày càng gia tăng và chủ nghĩa đa phương đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay. Việc ASEAN và EU đã nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược vào năm 2020 mang lại nhiều dư địa hợp tác trong giải quyết các vấn đề của khu vực và thế giới.
Một là, nhu cầu phục hồi kinh tế xã hội sau đại dịch COVID-19 thông qua các hỗ trợ của khuôn khổ phục hồi toàn diện ASEAN và cơ chế kháng cự và phục hồi EU. Cả hai bên cũng cố hơn nữa dòng chảy thương mại và đầu tư hai chiều giữa ASEAN và EU, hỗ trợ quá trình phục hồi toàn diện của hai khu vực, nhất là đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Hai là, tiếp tục thực hiện các cam kết đối với chương trình nghị sự 2030 và các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc cũng như thỏa thuận Paris trong khuôn khổ công ước không Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và giải quyết các thách thức toàn cầu về biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và các cơ chế đối thoại ASEAN-EU có liên quan.
Ba là, thúc đẩy sự tham gia của ASEAN và EU trong hàng loạt vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh truyền thống và phi truyền thống, bao gồm an ninh hàng hải. Trong khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia trong khuôn khổ ALF, an ninh mạng với tuyên bố ASEAN-EU về hợp tác an ninh mạng được thông qua năm 2019. Hiện EU đã ký kết FTA song phương với hai nước thành viên của ASEAN là Singapore, Việt Nam và đang đàm phán FTA với Indonesia và Thái Lan.
Mong muốn khởi động lại các cuộc đàm phán thương mại tự do với Malaysia và Philippines. Tỉ trọng kim ngạch thương mại giữa EU với sáu nước ASEAN này chiếm tới 95% tổng kim ngạch thương mại với ASEAN. ASEAN hy vọng đẩy nhanh các cuộc đàm phán FTA ASEAN-EU để mở rộng hơn nữa thị trường của ASEAN tại EU và thúc đẩy. Quá trình hội nhập của ASEAN với mục tiêu FTA giữa EU và ASEAN sẽ là FTA liên khu vực đầu tiên trên thế giới.
Những thách thức cho hợp tác giữa EU-ASEAN Cả hai tổ chức phải đối mặt với sự cạnh tranh Mỹ-Trung, mặc dù châu Á-Thái Bình Dương là sân khấu chính của cuộc chơi quyền lực này nhưng cũng đã ảnh hưởng đến châu Âu theo nhiều cách. Với vai trò nổi bật của Mỹ trong đảm bảo an ninh ở cả hai khu vực cùng với sự trỗi dậy và can dự của Trung Quốc, làm cho thế giới ngày càng phân cực, khiến EU và ASEAN bị mắc kẹt ở giữa.
Hiện nay, mối quan hệ EU-ASEAN vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhiều thành viên trong ASEAN vẫn là các quốc gia vừa và nhỏ, phụ thuộc nhiều về kinh tế từ Mỹ và Trung Quốc. Điều này dẫn đến các cường quốc bên ngoài và căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ tại bất kỳ thời điểm nào. Các quốc gia ASEAN coi chiến lược Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương của EU như một thực tế mới nổi chứa đựng cả những hứa hẹn lẫn cạ bẫy.
Các quốc gia ASEAN cũng nhìn thấy những rủi ro địa chính trị và cạ bẫy địa kinh tế trong các cách tiếp cận chiến lược của châu Âu. Về mặt địa chính trị, nỗ lực thúc đẩy Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương của các cường quốc châu Âu cùng với việc tái tổ chức chiến lược của Hoa Kỳ và đồng minh nhằm kiềm chế một Trung Quốc ngày càng hùng mạnh có thể làm tăng nguy cơ mắc kẹt, phân cực và bị gạt sang ngoài lề đối với ASEAN.
Những thách thức về mâu thuẫn, cạnh tranh và chủ nghĩa bảo hộ cũng là vấn đề thách thức cho sự phát triển quan hệ EU-ASEAN. Ví dụ như trường hợp mâu thuẫn giữa EU với các nước thành viên ASEAN là Indonesia và Malaysia. Trong bối cảnh tranh chấp đang diễn ra với EU về Niken và dầu cọ, hai mặt hàng quan trọng nhất của Indonesia, Tổng thống nước này Joko Widodo nói rằng quan hệ đối tác phải dựa trên sự bình đẳng trước khi nói thêm rằng không nên có ai ra lệnh và giả định nữa rằng tiêu chuẩn của họ tốt hơn những nước khác.
Không chỉ Indonesia coi các hạn chế nhập khẩu dầu cọ của EU do lo ngại về nạn phá rừng là không công bằng và phân biệt đối xử. Malaysia, nước sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới, cũng đã bất hòa với EU trong nhiều năm về việc hạn chế nhập khẩu dầu cọ. Các chính sách liên quan đến khí hậu, bảo vệ môi trường của EU cũng đang có nguy cơ gây ảnh tưởng tới quan hệ EU-ASEAN.
Helena Bakki của Đại học Malaya lập luận rằng các chính sách môi trường liên quan đến thương mại của EU ngày càng được coi là có tác động bất lợi bên ngoài EU, đặc biệt là đối với các cơ hội phát triển của các nước ở phía nam toàn cầu. Sự đa dạng của hệ thống chính trị và trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia ở Đông Nam Á đặt ra những thách thức cho việc mở rộng số lượng và chất lượng của các hiệp định thương mại và đầu tư EU-ASEAN.
Một loạt thang trầm, trong đó có nhiều vấn đề gây tranh cãi hơn đặc biệt là những vấn đề gai góc về dân chủ và nhân quyền được các nhà ngoại giao giải quyết hoặc được xã hội dân sự giải quyết, do tính nhạy cảm ở cấp độ chính trị. Hàm ý, đề xuất chính sách cho Việt Nam Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-EU có tầm quan trọng trong bối cảnh thế giới, khu vực đang đối mặt với nhiều biến động phức tạp.
Những nguy cơ về đứt gãy chuỗi cung ứng, an ninh lương thực, an ninh năng lượng nổi lên, đòi hỏi các nước trong khu vực tăng cường hợp tác hơn nữa. Thêm nữa, ASEAN đang trở thành đối tác quan trọng của các cường quốc kinh tế trên thế giới, phản ánh vị thế ngày càng gia tăng của ASEAN. Việt Nam là một thành viên trong tổ chức ASEAN, vì thế, vị thế của ASEAN được nâng cao cũng gián tiếp đưa vị thế của Việt Nam lên một tầm cao mới.
Việt Nam cần thể hiện mình bằng cách đưa ra các chính sách, khuyến nghị nhằm tăng cường hợp tác EU-ASEAN đi vào chi phu sâu hơn nữa, thể hiện mình là một thành viên tích cực, năng động và có trách nhiệm của tổ chức. Các chính sách Việt Nam có thể hướng tới như Thứ nhất, cả ASEAN và EU cần phải phối hợp hành động để đưa ra một tầm nhìn thay thế, đáp ứng sự đa dạng và khác biệt của mỗi bên.
Thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-EU gắn kết và sâu sắc hơn sẽ góp phần tận dụng hiệu quả tiềm năng và thế mạnh hiện có để thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, cũng như thể hiện vai trò đi đầu trong các nỗ lực ứng phó với những thách thức toàn cầu. Thứ hai, để tiếp tục đưa mối quan hệ hợp tác ASEAN-EU lên tầm cao mới, cả ASEAN và EU đều cần chú trọng thực hiện hiệu quả các thỏa thuận đã đạt được, hướng tới xây dựng những khuôn khổ hợp tác mới, tìm kiếm cơ hội hợp tác mới trên cơ sở cùng có lợi.
Thứ ba, cả hai tổ chức đều cần nhất quán giữa quan hệ của ASEAN với EU, quan hệ của ASEAN với từng nước thành viên EU riêng lẻ và ngược lại. Trên thực tế, một số quốc gia thành viên của mỗi khối đã có các chiến lược đối ngoại với những ưu tiên cụ thể về an ninh và thương mại, cũng như cách tiếp cận ngoại giao riêng. Điều này có thể gây khó khăn trong việc tìm tiếng nói chung về các chuẩn mực và quan niệm giá trị, các vấn đề dân chủ, nhân quyền, khác biệt về văn hóa, khác biệt trong lập trường về các vấn đề khu vực và linh khu vực, cũng như các lợi ích khác nhau giữa các quốc gia thành viên của mỗi khối.
Thứ tư, các nước ASEAN cũng đối mặt với nguy cơ lôi kéo của các lực lượng bên ngoài khu vực, thách thức vị trí trung tâm của ASEAN. Do vậy, EU có thể đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ vai trò trung tâm của ASEAN và cùng với các cường quốc trung gian khác định hình chương trình nghị sự khu vực và toàn cầu. Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-EU củng cố chiến lược rộng lớn hơn của ASEAN với các đối tác bên ngoài.