The world is transitioning to a new order, with power shifting from the West to the East. Most countries are seeking a balanced position and avoiding dependence on a few partners. The Asia-Pacific region, with dynamic economies like Japan, South Korea, China, and ASEAN, is becoming increasingly important for the EU. The EU has implemented various policies to enhance its influence in the region, including trade agreements with Japan, South Korea, and ASEAN. EU-China cooperation in economics and security has also strengthened. EU has actively engaged in dialogues with ASEAN and participated in regional security forums. EU's policies aim to promote economic integration and ensure security in the Asia-Pacific region, while balancing its relationships with the US and China.
Thế giới đang trong quá trình chuyển sang một trật tự mới, đa cực hóa và quyền lực phân tán từ Tây sang Đông, từ Bắc sống Nam, thậm chí là từ nhà nước sang các chủ thể phi nhà nước. Trong quá trình phân bổ này, hầu hết các quốc gia đều tìm kiếm vị trí tối ưu cho mình, tránh bị lệ thuộc quá mức vào một hay số ít các đối tác. Là một phần trong hệ thống quốc tế, lục địa già cũng triển khai các chiến lược nhằm tăng sức ảnh hưởng toàn cầu của mình.
Trong đó, khu vực châu Á-Thái Bình Dương với sự nổi lên của hàng loạt nền kinh tế năng động như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN, khiến châu Âu không thể bỏ qua. Tại hội nghị cấp cao Á-Âu, ASEM, lần thứ 12 ASEM-12 diễn ra vào ngày 19 tháng 10 năm 2018, Liên minh châu Âu, EU, chính thức đưa ra tầm nhìn mới với tên gọi chiến lược kết nối Á-Âu. Đây là lần đầu tiên EU có một chiến lược rõ ràng đối với châu Á, như một phản ứng mạnh mẽ trước các chính sách nước Mỹ trên hết của Tổng thống Donald Trump, và sáng kiến vành đai, con đường, bri của Trung Quốc.
Từ đây, EU rất chú trọng tăng cường quan hệ toàn diện với khu vực châu Á với mục tiêu chính sách cũng đã có những điều chỉnh cơ bản, từ tập trung quan hệ trong lĩnh vực kinh tế, mở rộng sang lĩnh vực chính trị, an ninh. Vào tháng 9 năm 2019, EU và Nhật Bản đã khởi động quan hệ đối tác EU-Nhật Bản về cơ sở hạ tầng chất lượng và kết nối bền vững. Vào tháng 12 năm 2020, EU và ASEAN đã ban hành tiên bố trung cấp bộ trưởng về kết nối.
Có thể thấy, trong hơn một thập kỷ qua, EU đã đề ra nhiều chính sách nhằm thúc đẩy quan hệ an ninh chính trị, quốc phòng với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cũng như với các đối tác lớn trong khu vực này. Thực tiễn Quá trình gia tăng ảnh hưởng của EU ở châu Á-Thái Bình Dương Về Kinh tế, Thương mại Vào năm 2012, các quốc gia thành viên EU lần đầu tiên xuất bản một bài viết về chính sách dành riêng cho các vấn đề ở châu Á.
Tài liệu mang tên Geiselison per EUF's Foreign and Security Policy in East Asia, có đề cập đến các vấn đề kinh tế, thương mại, đầu tư và giao thương với Nhật Bản, Trung Quốc, và ASEAN. Tài liệu nói thêm rằng các hiệp định thương mại được ký kết giữa EU và các nước Đông Á cũng có thể tác động đáng kể đến lợi ích của EU. Hiệp định thương mại tự do, FTA, giữa EU và Hàn Quốc được ký kết vào năm 2010 và có hiệu lực năm 2011 được xem là thỏa thuận mạnh nhất và quan trọng nhất của EU bên ngoài châu Âu, và cũng là hợp đồng đầu tiên ở châu Á.
Bằng cách mang lại lợi thế rõ ràng do các công ty Hàn Quốc, thỏa thuận này cũng tác động đáng kể đến mối quan hệ của EU với các quốc gia khác trong khu vực. Tháng 4 năm 2013, EU và Nhật Bản tiến hành các cuộc đàm phán cho một hiệp định thương mại tự do, GEFTA, và một thỏa thuận đối tác chiến lược, gồm đối thoại chính trị, hợp tác về các vấn đề khu vực và các thách thức toàn cầu.
Thỏa thuận được ký kết vào ngày 17 tháng 7 năm 2018, có hiệu lực từ năm 2019. Đây là thỏa thuận thương mại song phương lớn nhất từng được EU thực hiện về quy mô thị trường cho đến nay. Chưa dừng lại ở đó, trong hai năm 2019 và 2020, Nghị viện EU đã liên tiếp thông qua các FTA riêng lẻ với hai đối tác mới trong khu vực là Singapore và Việt Nam. Đây được coi là động thái cụ thể nhất của EU trong việc thể hiện tham vọng nâng tầm ảnh hưởng sang châu Á bởi trước đây họ chỉ duy trì FTA với hai đối tác truyền thống là Nhật Bản và Hàn Quốc.
EU và Trung Quốc cũng tăng cường hợp tác về kinh tế, đáng chú ý, ngày 16 tháng 7 năm 2018, tại cuộc họp thượng đỉnh hàng năm giữa EU và Trung Quốc, một tuyên bố chung được thông báo, trong đó hoan nghênh thành lập quỹ đầu tư chung EU-Trung Quốc. Ở Đông Nam Á và Nam Á, các cuộc đàm phán song phương chính thức trong lĩnh vực kinh tế diễn ra thường xuyên với Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan, trong khi các thỏa thuận chính trị cũng được tiến hành song song với một số quốc gia khác.
Hội đồng Kinh doanh ASEAN-EU đã thể hiện mức độ hỗ trợ mạnh mẽ đối với cả FTA liên khu vực giữa EU và ASEAN, cũng như các FTA khác như Hiệp hội Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, RCEP. Đầu tư nước ngoài, FDI, của EU vào ASEAN, Nhật Bản, Australia là lớn nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó, liên tục tăng với ASEAN. Đầu tư vào Trung Quốc từ mức thấp với tốc độ chậm, cũng tăng trưởng nhanh chóng trong những năm qua.
Đặc biệt, FDI của EU vào Hàn Quốc, Trung Quốc, và Ấn Độ cao hơn đầu tư của Mỹ vào các nước này. Ngược lại, Nhật Bản đóng vai trò chủ đạo trong đầu tư vào EU, dòng đầu tư từ ASEAN và Australia cũng tương đối đáng kể, trong khi đầu tư của Trung Quốc ở các nước châu Âu vẫn còn phim tốn. Như vậy có thể thấy, quá trình triển khai các chính sách kinh tế của EU đối với châu Á đã tạo ra thị trường hội nhập lớn, tăng mức độ ảnh hưởng của châu Âu tại khu vực này, giúp EU vừa đáp ứng nhu cầu về tăng trưởng, vừa có thể đối chọng trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc.
Về chính trị, an ninh Kể từ khi xác định châu Á là mục tiêu chiến lược trong chính sách nâng tầm ảnh hưởng của mình, EU không chỉ đưa ra những cam kết mà đã có những hành động cụ thể chứng tỏ sự quan tâm tới việc đảm bảo an ninh chung cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trên cơ sở chiến lược của EU với châu Á, EU đã tích cực tăng cường đối thoại với các nước châu Á về an ninh chính trị.
EU trở thành một bên đối thoại đầy đủ của ASEAN, EU cũng tham gia các diễn đàn an ninh khu vực ARF. Đặc biệt thông qua diễn đàn hợp tác Á-Âu, các vấn đề an ninh chính trị khu vực và thế giới được hai bên cùng quan tâm, chia sẻ vì lợi ích chung và vì hòa bình, ổn định của hai khu vực và trên toàn thế giới. Trong đó, các vấn đề về chống khủng bố, buôn người bất hợp pháp, ma túy, nạn cướp biển, buôn lậu vũ khí, được hai khu vực hợp tác chặt chẽ.
Ngoài ra, EU cũng cam kết với các quốc gia châu Á, đặc biệt là ủng hộ khu vực ASEAN về việc kiểm soát và không phổ biến vũ khí hạt nhân. Các cuộc tiếp xúc và gặp gỡ giữa các nước thành viên EU với các quốc gia Đông Bắc Á và Đông Nam Á không chỉ diễn ra ở cấp độ quốc gia giữa các chính phủ, mà còn là các hội nghị giữa EU với từng nước châu Á cũng như giữa EU với ASEAN.
Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu, ASEM, là cơ hội để 51 quốc gia của hai châu lục tăng cường hợp tác, đây là khuôn khổ đối thoại phi thể chế dựa trên ba trụ cột gồm kinh tế, chính trị, và văn hóa xã hội. Hiện nay, EU đã tham gia vào một loạt các cuộc họp tham vấn với ASEAN, bao gồm Diễn đàn Khu vực ASEAN, ARF, Hội nghị Bộ trưởng EU-ASEAN, AEMM, Hội nghị Các chuyên gia ASEAN-EU, và Ủy ban hợp tác hỗn hợp, WCC.
Thông qua các diễn đàn này, EU và ASEAN có cơ hội xem xét những vấn đề kinh tế chính trị và an ninh hiện nay, đồng thời phát triển hợp tác liên quan tới lợi ích của hai phía. Năm 2012, EU công bố văn bản về chính sách đối với các tiểu khu vực ở châu Á mang tên Nguyên tắc lịnh hướng chính sách đối ngoại và an ninh chung với Đông Á. Riêng trong năm 2018, EU đã đưa ra những tuyên bố hợp tác trong lĩnh vực an ninh chính trị, mong muốn những bước tiến mới trong quan hệ Á-Âu như hợp tác an ninh tại châu Á và EU và chiến lược kết nối Á-Âu.
Năm 2014, Nghị viện châu Âu thông qua Nghị quyết về tương lai quan hệ EU-ASEAN, khuyến khích mở rộng khuôn khổ hợp tác với việc chính thức thành lập Liên nghị viện châu Âu-ASEAN, khuyến nghị EU đóng vai trò đối tác chính trị tích cực với ASEAN, chia sẻ kinh nghiệm phòng chống xung đột, giải quyết tranh chấp biên giới lãnh thổ nhằm giữ gìn ổn định, hòa bình trong khu vực. Đây là nghị quyết đầu tiên của Nghị viện châu Âu về quan hệ với ASEAN, cho thấy EU có bước chuyển thực chất hơn trong quan hệ với các nước ASEAN, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị, an ninh.
Giữa năm 2016, EU thông qua chiến lược đối với Trung Quốc, theo đó, hai bên đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Trong văn kiện của chính sách này, ủy ban EU không còn coi Trung Quốc là đối tác để hợp tác và giải quyết bất đồng bằng đối thoại một cách xây dựng mà nhìn nhận Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược. Mục tiêu của khuyến nghị mới này của ủy ban EU là hài hóa nhu cầu vừa hợp tác vừa kiểm chế Trung Quốc.
Trong nhìn nhận của EU, Trung Quốc là đối tác rất quan trọng nên không thể bỏ qua, đồng thời cũng là nhân tố nguy hiểm đe dọa đến sức mạnh của EU nên không thể hợp tác mạnh mẽ. Sự thay đổi về nhận thức này cho thấy mối quan tâm của EU đối với an ninh khu vực và trên thế giới ngày càng cao. Vào tháng 5 năm 2018, Hội đồng Đối ngoại Liên minh châu Âu đã thông qua các kết luận về tăng cường hợp tác an ninh với các đối tác chiến lược châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN thông qua các lĩnh vực quan trọng như an ninh hàng hải, an ninh mạng, chống khủng bố, phổ biến vũ khí hạt nhân, phóng xạ sinh học.
Hội đồng nhấn mạnh vai trò cần thiết của việc hợp tác an ninh với các đối tác châu Á, thông qua các chương trình huấn luyện và xây dựng năng lực, khẳng định sẽ nỗ lực để hiện thực hóa khả năng này. Để mang lại hiệu quả rõ nét, EU kêu gọi quá trình hợp tác cần được xây dựng phù hợp và sẽ huy động mọi nỗ lực của khối về an ninh cùng với các đối tác châu Á ưu tiên khác.
Đặc biệt trong vấn đề chính trị, an ninh, các quốc gia châu Âu dần dần chứng tỏ sự tham gia tích cực trong vấn đề Biên Đông nhằm đối phó với Trung Quốc ngày càng quyết đoán. Cụ thể, tháng 9 năm 2020, các nước Anh, Pháp, Đức, E3 đã gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc phản đối những yêu sách phi lý về đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biên Đông. Trước đó, từ năm 2018, châu Âu cũng chuyển hướng chiến lược trong đối tác kết nối Á-Âu.
Động thái này của E3 có thể là những bước đi triển khai chiến lược nhằm khẳng định vị thế của châu Âu trong cấu trúc an ninh khu vực và toàn cầu. Một số nước thành viên EU đã gia tăng sự hiện diện hải quân để duy trì quyền tự do hàng hải trên khu vực Biển Đông, góp phần duy trì môi trường an ninh, an toàn và tự do hàng hải trên vùng biển này, đồng thời, coi trọng vai trò trung tâm của ASEAN.
Có thể thấy giai đoạn hiện nay, Liên minh châu Âu đã đề ra nhiều chính sách nhằm thúc đẩy an ninh chính trị, quốc phòng với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, quan tâm đến các vấn đề an ninh nổi cộng như vũ khí hạt nhân, khủng bố, an ninh mạng, và đặc biệt là vấn đề chủ quyền biển đảo. Về văn hóa, xã hội. Giáo dục là lĩnh vực chiến lược để phát triển bền vững ở châu Á, điều này sẽ củng cố mối quan hệ giữa EU châu Á và hỗ trợ sự phát triển của các quốc gia liên quan.
Tại ASEM-12, với chiến lược kết nối Á-Âu, một trong bốn mục tiêu của chiến lược là kết nối con người trên cơ sở tăng cường hơn nữa trao đổi sinh viên và nghiên cứu với các nước châu Á thông qua các chương trình học bỏng, công nhận bằng cấp chứng chỉ và các hoạt động trao đổi nghiên cứu và sáng chế. EU và ASEAN cũng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhất là hai bên cam kết thực hiện các công ước về thay đổi phí hậu của Liên Hợp Quốc, trong đó có nghị định thư Kyoto nhấn mạnh tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng mới và một loạt các hợp tác khác giữa EU-ASEAN trong lĩnh vực môi trường như cắt giảm phí thải gây hiệu ứng nhà kính, cải thiện chất lượng không khí, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ rừng, đa dạng sinh học.
Năm 2018, EU tiếp tục ủng hộ việc phát triển đô thị carbon thấp ở Trung Quốc. EU cũng góp phần cập nhật các hướng dẫn tiêu chuẩn kỹ thuật và quy hoạch đô thị địa phương, dựa trên các thực tiễn tốt nhất của EU. EU cũng tham gia với Trung Quốc thông qua các chương trình chuyên đề và khu vực tập trung vào các lĩnh vực quan trọng cho sự phát triển bền vững và toàn diện ở Trung Quốc và khu vực châu Á rộng hơn.
Chúng bao gồm phát triển carbon thấp và đô thị bền vững, quản lý và quản trị môi trường, thương mại và khu vực tư nhân, quản trị và phát trị tốt, giảm các lỗ hồng và bất bình đẳng, vỗ trợ cho đối thoại chính sách ngành của EU-Trung Quốc và trao đổi con người. Năm 2019, EU và Nhật Bản cũng ký kết đối tác về cơ sở hạ tầng chất lượng và kết nối bền vững The Partnership on Sustainable Connectivity and Quality Infrastructure để hoạt động về trao đổi kỹ thuật số, giao thông, năng lượng và con người.
Đồng thời, hai bên đã thiết lập quan hệ đối tác về các tiêu chuẩn 5G, dịch vụ đáng tin cậy và truyền thông lượng tử. Đối với vấn đề ứng phó đại dịch COVID-19, ngày 19 tháng 2 năm 2020, ủy ban hợp tác giữa ASEAN-EU đã đồng ý tăng cường hơn nữa các nỗ lực nhằm chia sẻ thông tin và các biện pháp tốt nhất phòng chống dịch bệnh. Một số đánh giá về chiến lược xoay trục sang châu Á-Thái Bình Dương của EU Thành tựu Chính sách của EU thay đổi dựa trên sự phân chia quyền lực của hệ thống quốc tế khi xuất hiện xu hướng chuyển dịch quyền lực từ Tây sang Đông, dần đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương nổi lên như một nhân tố có ý nghĩa địa chính chỉ quan trọng đối với châu Âu.
Có thể thấy các chính sách của EU đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương chủ yếu là về hợp tác kinh tế, đầu tư nhằm đạt được lợi ích cho cả hai bên, tuy nhiên thời gian gần đây, quan hệ này đang dần mở rộng và vượt ra ngoài sự hợp tác truyền thống, bao gồm hội nhập kinh tế lẫn an ninh chính trị, văn hóa xã hội với nhiều thành tựu nổi bật. Một là đối thoại với các đối tác quan trọng tại châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản Hàn Quốc, ASEAN.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác và Hợp tác Toàn diện, PCA, Hiệp định Thương mại Tự do, FTA, và việc thực hiện chung trên toàn khu vực. Liên minh châu Âu cũng đã cố gắng trở thành một bên đối thoại khu vực hiệu quả tại châu Á, đặc biệt là đối với ASEAN. Hai là, thông qua việc mở rộng quan hệ đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương, EU có thể giải quyết những vấn đề toàn cầu như an ninh, thương mại, năng lượng, hạt nhân, ô nhiễm và biến đổi phí hậu.
EU cũng mong muốn tăng cường liên kết thương mại và đầu tư với khu vực đang phát triển nhanh này, thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định, đối thoại liên văn hóa và giải quyết thách thức về biến đổi phí hậu, môi trường, là những ưu tiên chính của EU ở châu Á. Ba là, tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại với các quốc gia châu Á đồng nghĩa với tăng cường đầu tư, thúc đẩy thương mại đây là lĩnh vực mà đa phần các quốc gia châu Á đều mong muốn.
Do đó mối quan hệ hợp tác giữa EU và châu Á sẽ là cơ hội thuận lợi cho các nước này tận dụng và khai thác triệt để. Chiến lược kết nối Á-Âu cho thấy một môi trường chính trị và kinh tế đối ngoại mới đang hình thành giữa EU và các quốc gia châu Á với những điều kiện thuận lợi hơn, giúp hai châu lục xích lại gần nhau hơn. Chiến lược này phản ánh xu thế vừa hợp tác vừa cạnh tranh giữa các cường quốc trên thế giới tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Hạn chế. Bên cạnh những thành tựu, chính sách xoay trục về châu Á của EU cũng gặp nhiều hạn chế, đặc biệt xuất phát từ những vấn đề nội bộ bên trong của liên minh, có thể kể đến như Brexit, khủng hoảng nợ công, khủng hoảng hiệp cư. Vì vậy sự quan tâm và nguồn lực dành cho châu Á-Thái Bình Dương cũng giảm đi. Một là, chính sách đối ngoại chung của châu Âu đối với châu Á thiếu sự gắn kết và chưa được hoàn thiện.
Có thể thấy sự khác biệt về vị trí của các nước thành viên không chỉ trong quan hệ với Mỹ, mà còn với các đối tác quan trọng khác như Nga, Trung Quốc. Sự khác biệt này lý giải vì sao EU khó đưa ra một chính sách thống nhất và thực sự mang tính chiến lược trong chính sách đối ngoại chung của châu Âu. Hai là, chính sách châu Á của EU bị hạn chế bởi vai trò và quan hệ với Mỹ.
Mỹ là nhân tố bên ngoài quan trọng duy nhất và có tính truyền thống ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Vai trò này chủ yếu dựa trên cấu trúc an ninh lấy Mỹ làm trung tâm cùng với 5 đồng minh song phương tại khu vực Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Philippines, và Thái Lan. Bên cạnh đó, các đồng minh châu Âu là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, NATO, cũng không thể làm gì chống lại lợi ích và gây nguy hiểm cho an ninh của Mỹ trong khu vực.
Ngoài ra, về an ninh, các nước thành viên EU không có sự hiện diện đáng kể tại khu vực châu Á. Các nước EU không tham gia vào liên minh quân sự của bất kỳ quốc gia nào cũng như không duy trì căn cứ quân sự dài hạn tại khu vực này. Mặc dù đã có những nỗ lực nhất định song sự hiện diện của EU và các nước thành viên về chính trị an ninh vẫn chưa thật sự chiếm vai trò chủ đạo.
Tóm lại, có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan hạn chế vai trò của EU với các quốc gia châu Á. Trên cơ sở nắm bắt được bản chất, đặc điểm các chính sách của EU, khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng cần có định hướng, chiến lược rõ ràng để có thể đẩy mạnh quan hệ với EU vì đây vẫn luôn là một chủ thể quan trọng trong quan hệ quốc tế và đem lại lợi ích cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Chính sách gia tăng ảnh hưởng tại châu Á-Thái Bình Dương của EU vẫn có xu hướng tập trung thúc đẩy quá trình hợp tác liên châu lục, tuy nhiên sẽ giảm bớt sự quan tâm mặc dù việc thực thi chính sách giai đoạn hiện nay vẫn có nhiều thành tựu. Nguyên nhân xuất phát từ bối cảnh thế giới và khu vực có những thay đổi liên tục, nhất là khi dịch bệnh và các cuộc xung đột diễn ra liên tiếp ráng đòn mạnh mẽ vào nền kinh tế của các bên, khiến các khu vực phải tập trung nguồn lực để giải quyết những vấn đề nội bộ của mình.
Rõ ràng, EU vẫn cần thị trường châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt có thể kể đến một số đối tác quan trọng của EU như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, hay ASEAN. Nhiều yếu tố đã làm cho khu vực này, trong đó có các quốc gia ASEAN trở thành đối tượng thu hút đầu tư nước ngoài quan trọng và là tâm điểm của các hoạt động thương mại quốc tế. Hơn nữa, một dự báo cho thấy đến năm 2040, GDP của khu vực này có thể sẽ chiếm tới 50% của toàn cầu khi cả Trung Quốc và ASEAN đều vẫn đang ở vào những thời điểm vàng để phát triển.
Những con số đó đã khẳng định châu Á-Thái Bình Dương là đầu tàu của nền kinh tế thế giới ở hiện tại và cả trong tương lai. Điều này khiến cho EU không thể thờ ơ nếu muốn khai thác tối đa các lợi ích từ quá trình hợp tác kinh tế trên thế giới. Thêm vào đó, EU sẽ duy trì tiếng nói của mình đối với các vấn đề an ninh tại khu vực này nhằm gia tăng vị thế và đối trọng với các siêu cường như Trung Quốc, Mỹ và Nga.
Theo giới quan sát, kể từ khi xung đột Nga-Aukraine diễn ra, EU dành sự quan tâm ngày càng lớn với các quốc gia Trung Á nhằm vận động lôi kéo các nước này thoát khỏi vùng ảnh hưởng của Nga, vì trên thực tế, Trung Á được xem là sân sau của Nga. Hơn nữa, EU cũng sốt ruột khi chứng kiến Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran tăng cường quan hệ ngoại giao tại khu vực này.
Về quan hệ hợp tác kinh tế, EU vẫn sẽ chiếm vị trí quan trọng đối với các đối tác lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và ASEAN nhằm giảm mất sự phụ thuộc vào Mỹ. Các cuộc đàm phán và ký kết về Hiệp định Thương mại Tự do vẫn sẽ tiếp diễn và nhận được sự ủng hộ của nhiều quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Về hợp tác an ninh chính trị, EU vẫn sẽ tích cực triển khai các cuộc gặp thường niên với đối tác chiến lược tại khu vực này.
Liên minh châu Âu sẽ tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong lịnh hình cấu trúc an ninh khu vực, nhất là về vấn đề Biển Đông, bóp phần thúc đẩy đối thoại và bảo vệ hòa bình, ổn định, thịnh vượng tại khu vực. Tuy nhiên, EU vẫn khó chiếm được vị thế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong tương lai bởi các yếu tố về địa lý cũng như các vấn đề nội bộ xuất phát từ bên trong châu lục châu Âu.
Theo Politico, trong tài liệu được công bố gần đây có tên báo cáo tầm nhìn chiến lược năm 2023, ủy ban châu Âu, EC, đã công bố số liệu về các chỉ số kinh tế của EU đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như lạm phát phi mã, hoạt động sản xuất bị đình trệ, thiếu lao động tay nghề cao, hay tình trạng người nhập cư trái phép. Cùng với đó, việc chưa định hình quan hệ hợp tác kinh tế giữa EU với Trung Quốc đã khiến kinh tế EU bị sáo trộn sâu sắc.
Trong khi nền kinh tế có quá nhiều lực cản, ảnh hưởng từ xung đột Nga-Ukraine và những bất ổn bùng phát ở Trung Đông cũng tác động mạnh mẽ đến vấn đề an ninh xã hội của EU. Để giải quyết những thách thức đó, các quan chức EU cho rằng, châu Âu buộc phải giảm bớt sự quan tâm vào các chiến lược ở những khu vực khác, thay vào đó là tập trung khai thác nguồn tài nguyên nội khối và thúc đẩy sản xuất tại lục địa giả.
Một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam Quan hệ đối tác chiến lược giữa ASEAN và EU được thiết lập vào tháng 12 năm 2020 được xem là mối quan hệ đối tác trong liên kết giữa hai tổ chức khu vực thành công nhất trên thế giới trong hợp tác đa phương, thúc đẩy thương mại tự do trên cơ sở chia sẻ những giá trị và lợi ích chung. Mối quan hệ đặc biệt này đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với Việt Nam.
Đầu tiên, chính sách xoay trục về châu Á của EU đã mang lại lợi ích to lớn trong kinh tế Việt Nam. EU là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba, thị trường nhập khẩu lớn thứ năm. Không những thế, các FTA thế hệ mới, trong đó Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam Liên minh châu Âu, EVFTA, mở ra cơ hội thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tự nâng cấp chính mình, đạt được những tiêu chí có giá trị và chất lượng hơn, bởi thị trường EU vốn là thị trường có yêu cầu khắt khe về chất lượng và tiêu chuẩn cao đối với hàng hóa, dịch vụ.
Tuy nhiên, việc hội nhập này cũng gặp không ít nguy cơ đối với nền kinh tế có độ mở 200% như Việt Nam nếu tình hình kinh tế chính trị ở châu Âu bị suy yếu. Hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang châu Âu bị trứng lại từ nửa cuối năm 2022, ảnh hưởng nặng nhất là ngành hàng dệt may, da dày, bỗ, nông, lâm, thủy sản. Ngoài ra, việc quy định và yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với những thiệt hại do sức ép cạnh tranh và chi phí tăng cao.
Khắc phục trở ngại Đối với quan hệ hợp tác với EU, Việt Nam cần chủ động nâng cao vai trò, vị thế của EU trên bàn cờ thế giới bằng cách tôn trọng lợi ích của EU, đồng thuận với tiếng nói của EU ở các diễn đàn đa phương, Liên Hợp Quốc, giải quyết các vấn đề toàn cầu hay xử lý các cuộc khủng hoảng trên thế giới. Đối với các FTA thế hệ mới, chính phủ cần hoạt động phổ biến tiên triển, với các nội dung được xây dựng theo hướng gắn sát thực tiễn, ngắn gọn, phù hợp với mối quan tâm của từng nhóm đối tượng doanh nghiệp cụ thể.
Các hoạt động doanh nghiệp cần tập trung hoạt động thực chất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, xúc tiến thương mại ở tầm quốc gia một cách hệ thống, nhất là ở các thị trường mới, cập nhật thông tin thị trường và kết nối cung cầu. Đối với tình hình chính trị biến động như hiện nay, Việt Nam cần duy trì đường lối đối ngoại phù hợp, duy trì trạng thái tự chủ phát triển kinh tế, xã hội, tránh phụ thuộc vào các chiến lược hay sáng kiến của các nước lớn, hạn chế tối đa nguy cơ bị các cường quốc chi phối và lôi kéo theo lật chơi của họ.
Kết luận, việc lựa chọn khu vực châu Á-Thái Bình Dương làm trọng tâm chính sách đối ngoại là động thái mang ý nghĩa quan trọng đối với EU hay bất kỳ quốc gia nào muốn đảm bảo vị thế của mình trên bàn cơ thế giới. EU đã đạt được những thành tựu nhất định trong quan hệ với châu Á-Thái Bình Dương, tuy nhiên vẫn còn hạn chế. Ngược lại với châu Á, mối quan tâm của EU sẽ mang lại nhiều cơ hội lớn cho các nước trong khu vực, đồng thời gia tăng vị thế và tầm quan trọng của khu vực trên toàn thế giới.
Do đó cả hai khu vực cần thúc đẩy hợp tác, phát triển vền vững, trở thành một nhất tố đóng góp vào sự tiến bộ, hòa bình, ổn định và phát triển của thế giới.