black friday sale

Big christmas sale

Premium Access 35% OFF

Home Page
cover of Quan hệ quốc phòng Nga – Myanmar từ sau cuộc đảo chính quân sự ở Naypyidaw năm 2021
Quan hệ quốc phòng Nga – Myanmar từ sau cuộc đảo chính quân sự ở Naypyidaw năm 2021

Quan hệ quốc phòng Nga – Myanmar từ sau cuộc đảo chính quân sự ở Naypyidaw năm 2021

nghiencuuchienluocnghiencuuchienluoc

0 followers

00:00-07:14

Kể từ sau cuộc đảo chính quân sự tại Myanmar vào năm 2021, đất nước này đã gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển do các biện pháp trừng phạt từ phương Tây và sự lo ngại của cộng đồng thế giới. Dẫu vậy, vẫn có cường quốc ủng hộ chính quyền quân sự tại quốc gia này, đồng thời còn cung cấp những viện trợ, hợp tác về quốc phòng. Cường quốc đó không ai khác ngoài Nga

Podcastspeech synthesizerspeechnarrationmonologuefemale speech

Audio hosting, extended storage and much more

AI Mastering

Transcription

Since the military coup in Myanmar in 2021, the country has faced difficulties due to Western sanctions and global concerns. However, Russia has been supporting the military government and providing defense assistance. The defense minister of Russia, Sergei Shoigu, stated that they are determined to strengthen the bilateral relationship based on understanding, respect, and trust. Russia sees Myanmar as a strategic partner in Southeast Asia and the Asia-Pacific region. The defense relationship between Russia and Myanmar has been developing since 2017, with military cooperation agreements and visits between the two countries. Russia has become Myanmar's main arms supplier, and the relationship is expected to continue growing in the future. This support from Russia is seen as a victory for the military government of Myanmar, as it helps them counter Western sanctions. The relationship with Myanmar is also important for Russia's influence in Southeast Asia and its competition with the West Kể từ sau cuộc đảo chính quân sự tại Myanmar vào năm 2021, đất nước này đã gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển do các biện pháp trừng phạt từ phương Tây và sự lo ngại của cộng đồng thế giới. Dẫu vậy, vẫn có cường quốc ủng hộ chính quyền quân sự tại quốc gia này, đồng thời còn cung cấp những viện trợ, hợp tác về quốc phòng. Cường quốc đó không ai khác ngoài Nga. Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói rằng, chúng tôi quyết tâm tiếp tục các nỗ lực củng cố quan hệ song phương dựa trên sự hiểu biết, tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau đã được thiết lập giữa Nga và Myanmar. Chúng tôi đặc biệt chú ý tới cuộc gặp này vì chúng tôi coi Myanmar như một đối tác chiến lược đã vượt qua thử thách của thời gian và là một đồng minh tinh cậy ở Đông Nam Á và khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hiện trạng quan hệ quốc phòng giữa Nga và Myanmar từ năm 2021 đến nay. Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, quan hệ giữa Nga và Myanmar có phần còn mờ nhạt khi lúc đó Myanmar chưa phải điều mang Nga trú tâm tới trong các mối quan hệ ở khu vực châu Á và Đông Nam Á. Ở thời điểm đó, hai bên chỉ có những chuyến thăm chỉ mang tính xã giao và không mang lại nhiều ý nghĩa đóng góp vào quan hệ giữa hai bên. Năm 2017 chuyến thăm Nga của tướng Min Aung Hlaing đã đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Nga và Myanmar khi giữa hai bên ký kết thỏa thuận hợp tác về quân sự, cho đổi phái đoàn, hợp tác trong việc giải quyết các vấn đề khủng bố cũng như đơn giản hỏa thủ tục để tàu chiến Nga có thể dễ dàng tiếp cận các cảng của Myanmar. Năm 2021, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã có chuyến thăm tới Myanmar. Trong chuyến thăm này, các cuộc đàm phán song phương đã được tổ chức với Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar, tướng Min Aung Hlaing, về hợp tác quân sự và kỹ thuật cũng như cho đổi về tình hình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ngày 24 tháng 2 năm 2022, Myanmar công khai ủng hộ chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga, điều này nói lên khá rõ về lựa chọn của đất nước này trong việc ngả về phe nào trong cuộc diện quan hệ quốc tế. Trước đó, ngày 3 tháng 2 năm 2022, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã đến Myanmar trong chuyến thăm chính thức, hai bên đã tổ chức các cuộc thảo luận về các vấn đề an ninh và kinh tế. Ông Lavrov đã gặp người đồng cấp Ghana Monglin và các quan chức khác. Ngoài ra, Nga cùng với Trung Quốc cũng đã sử dụng quyền phủ quyết để phản đối các biện pháp trừng phạt quốc tế chống lại Myanmar tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Quan hệ giữa hai bên trong thời gian gần đây ngày càng phát triển, Nga trở thành nhà xuất khẩu vũ khí chính cho Myanmar và dự kiến mối quan hệ này sẽ có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai tới. Trong khi các nước phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt và các cấm vận về vũ khí để phản đối cuộc đảo chính quân sự vào đầu năm 2021 tại quốc gia Đông Nam Á này, thì Nga vẫn đang là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho chính quyền quân sự tại Myanmar. Riêng tính từ năm 1999 đến 2018, khí tài của Nga đã chiếm tới 39% các thiết bị quân sự được Myanmar nhập khẩu. Trực thăng tấn công Hind Meum-35, tiêm kích MiG-29, cường kích Yak-130, trực thăng vận tải và một số thiết bị quân sự khác đang được quân đội Myanmar để không kích các nhóm phiến quân dân tộc ở khu vực biên giới nước này. Ngoài việc mua bán vũ khí, phía Nga cũng cung cấp các khóa huấn luyện quân sự cho các quân nhân Myanmar. Từ năm 2000, Nga đã đào tạo sau đại học cho hơn 7000 sĩ quan quân đội Myanmar. Ngay trong đầu tháng 9 năm 2023, phía Myanmar đã nhận được lô hàng máy bay chiến đấu Su-34A, lô hàng này nằm trong hợp đồng được hai bên ký kết vào tháng 9 năm 2022 về việc cung cấp 6 chiến đấu cơ Su-30SME. Đây là loại máy bay chiến đấu chuyên dụng cho việc tấn công các mục tiêu trên không, trinh sát trên không, dùng để chiến đấu và huấn luyện cho phi công. Phương tiện này đã được sử dụng thành công trong những chiến dịch tại Syria, và đang được nhiều quốc gia Bắc Phi, Đông Nam Á, Trung Đông quan tâm. Trong cuộc họp báo chung vào ngày 15 tháng 9 năm 2023 tại thủ đô Moscow, sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Myanmar Thansui, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã khẳng định rằng hai nước có nhiều tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng, công nghệ thông tin, vũ trụ, thực phẩm, vận tải và nhiều lĩnh vực khác. Phía Nga trước đó cũng đã gửi 20 tấn hàng viện trợ giúp Myanmar ứng phó với hậu quả của bão lũ tại quốc gia Đông Nam Á này. Theo ước tính, kể từ sau cuộc đảo chính quân sự, Myanmar đã nhận được lượng vũ khí quân sự trị giá hơn 400 triệu đô la Mỹ từ phía Nga. Động lực và triển vọng trong quan hệ hợp tác giữa Nga và Myanmar Việc phát triển và duy trì mối quan hệ với Myanmar đối với Nga không chỉ dừng ở việc cung cấp vũ khí và viện trợ quân sự mà còn là một phần trong chiến lược chung của cả hai bên. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, ảnh hưởng của Liên Xô tại Đông Nam Á là rất lớn. Tuy nhiên, cùng với xu hướng khủng hoảng ở Liên Xô từ thập niên 70 của thế kỷ 20, quan hệ Liên Xô-Myanmar cũng bắt đầu ngụy lạnh dần. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, quốc gia kế thừa là Nga đã không thể duy trì được sức ảnh hưởng của họ. Hệ quả là, quan hệ Myanmar và Nga rơi vào suy thoái. Những năm đầu thế kỷ 20, hợp tác song phương Naypyidaw-Moscva chỉ dừng lại ở một số hợp đồng quân sự khiêm tốn. Sau cuộc đảo chính quân sự năm 2021 tại Myanmar đã mở ra một trang mới cho quan hệ hai nước, Nga hiện có những cơ hội để gây dựng lại tầm ảnh hưởng ở quốc gia Đông Nam Á này. Bản thân Myanmar đã đặt cược lá bài của mình vào Nga giữa lúc phương Tây tăng cường áp đặt các lệnh trừng phạt lên Naypyidaw. Rõ ràng rằng, Myanmar đang hoàn toàn ngảo về phía Nga trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng tại đất nước này, nhất là trong khi phương Tây đang áp đặt các lệnh cấm vận và trừng phạt lên Naypyidaw. Năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Nga và Myanmar, và đây cũng hứa hẹn là một nấc thăng mới trong mối quan hệ đăng lên giữa hai quốc gia này. Có được sự ủng hộ của Nga ở thời điểm hiện tại có thể coi là một chiến thắng cho chính quyền quân sự Myanmar. Nga sẽ là chỗ dựa đáng tin cậy, nhà cung cấp vũ khí, dầu mỏ và một số tài nguyên khác cho chính quyền quân sự. Nga cũng giúp Myanmar tránh được các đòn trừng phạt hoặc lên án của Liên Hợp Quốc bằng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an. Có thể thấy đối với chính quyền quân sự tại Myanmar, họ nhận được nhiều hơn là mất khi ngả về phía Nga và đối đầu với các nước phương Tây. Có được sự ủng hộ và mối quan hệ tốt đẹp với Myanmar sẽ là một phần trong việc gây dựng lại ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á của Nga. Dẫu cho, mối quan hệ sẽ không mang đến quá nhiều lợi ích về kinh tế, nhưng lại có ý nghĩa tương đối quan trọng với chính quyền Tổng thống Putin. Trong tình thế đối đầu căng thẳng với phương Tây liên quan tới chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, việc phát triển quan hệ với các nước Á-Phi Mỹ-La Tinh lại càng trở nên quan trọng hơn khi Nga mong muốn có thể lôi kéo những nước này ngả về phía mình hoặc ít nhất là không hùa theo phương Tây. Hơn nữa, Đông Nam Á đang là một trong những tâm điểm của cuộc cạnh tranh nước lớn, đặc biệt là cạnh tranh Mỹ-Trung, sự gần gũi trong quan hệ Myanmar-Nga khiến sự ảnh hưởng của Nga ở khu vực gia tăng. Điều đó có thể giúp trạng thái cạnh tranh nước lớn ở khu vực trở nên cân bằng hơn, khiến các nước lớn phải chấp nhận vai trò điều phối của ASEAN, góp phần nâng tầm vai trò trung tâm của ASEAN. Có thể nói ở thời điểm hiện tại, cả hai bên đều cần có nhau nhưng sự phụ thuộc của chính quyền quân sự Myanmar vào Nga dự kiến sẽ tăng theo thời gian. Có thể dự đoán rằng tình hình Myanmar sẽ khó có nhiều biến chuyển theo hướng ổn định trong vài năm tới, khi chính quyền quân sự tiếp tục được củng cố và sự ủng hộ từ phía Nga thì ngày càng tăng cao. Ngược lại, sự điều chỉnh chiến lược của Nga ở khu vực Đông Nam Á đang diễn ra chùng với thời điểm Myanmar rất cần một đối tác hợp tác có thực lực mạnh. Điều đó sẽ mở ra nhiều triển vọng phát triển mới cho mối quan hệ giữa Nga và Myanmar trong tương lai, hứa hẹn sẽ có nhiều bước tiến đáng chú ý trong thời gian tới.

Listen Next

Other Creators