Home Page
cover of Hoạt động Hợp tác Hàng hải Mỹ - Australia - Nhật Bản - Philippines
Hoạt động Hợp tác Hàng hải Mỹ - Australia - Nhật Bản - Philippines

Hoạt động Hợp tác Hàng hải Mỹ - Australia - Nhật Bản - Philippines

nghiencuuchienluocnghiencuuchienluoc

0 followers

00:00-12:18

Ngày 5/4/2024, bốn bên Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines đã ra tuyên bố chung về Hoạt động Hợp tác Hàng hải (MCA) nhằm hỗ trợ một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Ngay sau đó 2 ngày, tuyên bố chung đã được chuyển thành hành động cụ thể với việc 4 nước tiến hành tập trận chung ở Biển Đông...

14
Plays
0
Shares

Audio hosting, extended storage and much more

AI Mastering

Transcription

On April 5, 2024, the US, Australia, Japan, and the Philippines issued a joint statement on maritime cooperation to support a free and open Indo-Pacific. Two days later, the statement was turned into action with the four countries conducting joint military exercises in the West Philippine Sea. China responded by deploying its navy near the exercise area. These military activities took place amid ongoing tensions in the disputed areas of the South China Sea. The joint statement emphasized the protection of maritime and air rights and respect for international law, particularly UNCLOS. The four countries aim to enhance their naval and air cooperation, strengthen their interaction, and safeguard the interests of other nations. However, the military capabilities of the participating countries are not considered sufficient to pose a significant threat to China. The exercises mainly serve as support for the Philippines and aim to expand the influence of Japan and Australia in the region. The Ngày 5 tháng 4 năm 2024, bốn bên Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines đã ra tuyên bố chung về hoạt động hợp tác hàng hải, MCA, nhằm hỗ trợ một Ấn Độ dương Thái Bình dương tự do và rộng mở. Ngay sau đó hai ngày, tuyên bố chung đã được chuyển thành hành động cụ thể với việc bốn nước tiến hành tập trận chung ở Biển Đông, Philippines gọi là Biển Tây Philippines. Đây cũng là tương tác hải quân lần thứ hai giữa bốn bên kể từ tháng 11 năm 2023. Đáp lại, nhằm giám sát chặt chẽ cuộc tập trận của Mỹ cùng các đất đồng minh, Trung Quốc đã triển khai cuộc tuần tra quân sự của lực lượng hải quân PLA ở một địa điểm gần với cuộc tập trận của bốn bên do Philippines giữ vai trò chủ nhà. Các hoạt động quân sự này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng tại các khu vực tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Nội dung đáng chú ý của MCA giữa bốn bên Theo tuyên bố chung được đăng tải trên website của Lầu Năm Góc, MCA hướng đến việc bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không, tôn trọng các quyền lợi trên biển theo quy định của luật pháp quốc tế, được phản ánh trong công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển, UNCLOS. Tuyên bố nhấn mạnh MCA sẽ được các đơn vị hải quân và không quân thực hiện theo cách phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như luật pháp trong nước và quy định của các quốc gia liên quan, chú trọng tới an toàn hàng hải, quyền và lợi ích của các quốc gia khác. Trên cơ sở đó, bốn quốc gia vùng Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines sẽ tăng cường triển khai các hoạt động chung giữa hải quân và không quân các bên. Qua đó, MCA sẽ củng cố khả năng tương tác giữa các học thuyết, chiến thuật, kỹ thuật và quy trình của các lực lượng phòng vệ vũ trang của bốn nước. Ngoài ra, tuyên bố chung của bốn biên Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines còn tái khẳng định lập trường đối với phán quyết của tòa trọng tài quốc tế trong vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan tranh chấp ở Biển Đông năm 2016, cho rằng đây là phán quyết cuối cùng và có tính ràng buộc pháp lý đối với các bên tranh chấp. Có thể thấy, trên danh nghĩa, bốn thành viên MCA cùng nhau hợp tác bảo đảm tự do hàng hải ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhưng trên thực tế, cơ chế hợp tác này đang hợp thức hóa sự gia tăng hiện diện của Nhật Bản và Australia ở khu vực biển xung quanh Philippines. Động tác quân sự liên quan tới MCA của các bên trên Biển Đông Chỉ hai ngày sau khi ra tuyên bố chung, tập trận đa phương Mỹ-Nhật-Australia-Philippines đã được triển khai ở khu vực biển phía tây quần đảo Palawan, Philippines. Cuộc tập trận bắt đầu từ ngày 7 tháng 4 năm 2024 là lần đầu tiên bốn bên có những động tác quân sự cụ thể trên biển. Điều này không giống với tương tác tương tự lần đầu tiên được tổ chức vào tháng 11 năm 2023 theo ý tưởng từ phía Philippines. Ở thời điểm đó, hợp tác quân sự bốn bên chỉ mang đến hình thức. Cuộc diễn tập quân sự trên biển có lực lượng tham gia của bốn thành viên bao gồm các tàu BRP Antonia Luna FF-151 của Philippines, HMAS Carabunga FF-H152 của Australia, GSA Kebono DD-108 của Nhật Bản và USS Mobile LCS-26 của Mỹ, trực thăng trên tàu, hai máy bay P-8 Poseidon của Mỹ, Australia và một số tàu hỗ trợ khác. Tổng cộng, lực lượng tham gia tập trận bao gồm sáu tàu chiến và bốn máy bay của bốn thành viên. Địa điểm tổ chức cuộc tập trận được cho là ngoài khơi quần đảo Palawan. Đây là khu vực gần với bãi cỏ mây, nơi đang xảy ra tranh chấp căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines. Các hoạt động huấn luyện tác chiến được triển khai đa dạng, bao gồm cả việc tác chiến chống ngầm, huấn luyện thông tin liên lạc và khả năng hiệp đồng giữa các tàu của bốn bên. Đây cũng được coi là cuộc tập trận đa phương đầu tiên ở Biển Đông có sự tham gia của các tàu chiến cũng như máy bay của Nhật Bản. Không những vậy, Mercea sẽ diễn ra vài ngày trước hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa các nhà lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản và Philippines tại Washington. Ở cuộc gặp, dự kiến các bên tham gia sẽ thảo luận về những sự cố gần đây ở Biển Đông. Điều này hàm chứa nhiều ý nghĩa chính trị đáng chú ý. Phản ứng lại cuộc tập trận trên, Trung Quốc đã nhanh chóng triển khai cuộc tuần tra trên biển vào cùng thời điểm, tại địa điểm được cho là các khu vực tập trận của Mỹ cùng đồng minh không xa. Lực lượng triển khai của Trung Quốc không được công bố rõ ràng, nhưng với những tuyên bố từ phía nước này, lực lượng của PLA được cho là đối xứng và có đủ khả năng đối đầu với lực lượng tham gia tập trận của bốn nước. Phản ứng từ phía Trung Quốc về cuộc tập trận bốn bên. Mặc dù hoạt động hợp tác quân sự lần này của bốn nước Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines đã được nâng cao hơn rất nhiều so với những tương tác đầu tiên vào tháng 11 năm 2023, nhưng có vẻ động thái này của Mỹ và đồng minh chưa thực sự tạo ra sự gian đe đủ lớn đối với Trung Quốc. Chuyên gia quân sự Giang Jushi cho rằng các tàu chiến tham gia tập trận có năng lực chiến đấu không quá mạnh mẽ, đó chỉ là các tàu chiến ven biển có năng lực kém hơn so với các khu trục hạm. Thậm chí, các tàu này còn nằm trong kế hoạch loại biên của Mỹ. Các tàu của Nhật Bản và Australia mặc dù có khả năng chống ngầm, nhưng sức mạnh cũng chỉ ở mức trung bình. Còn lại, Philippines có lực lượng tham gia yếu nhất, khả năng tương tác với nhóm tàu của ba nước còn lại tỏ ra hạn chế. Đồng thời, phản ứng trước các động thái quân sự của Mỹ và đồng minh, Trung Quốc cũng tuyên bố rằng các lực lượng của nước này có khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp bất cứ lúc nào. Nếu các bên liên quan có ý định leo thang căng thẳng ở khu vực này nhằm vào các lợi ích không thể xâm phạm của Trung Quốc, họ sẽ trở thành mục tiêu của PLA. Đây là một phản ứng tương đối cưng dắn từ phía Bắc Kinh. Ở một động thái khác không trực tiếp liên quan tới hoạt động hợp tác hàng hải giữa bốn nước vào ngày 7 tháng 4, nhưng liên quan tới khả năng mở rộng của AUKUS, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại và đưa ra lời cảnh báo đối với Nhật Bản. Trung Quốc cho rằng, Nhật Bản cần rút kinh nghiệm từ lịch sử và cần thận trọng trong các hành động ở lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Không phải ngẫu nhiên Trung Quốc đưa ra cảnh báo này khi gần như cùng ngày, AUKUS cũng đã có những tuyên bố hướng tới việc mở rộng hợp tác với Nhật Bản. Nghĩ và các đồng minh đang tham vọng điều gì? Trong tuyên bố chính thức được đăng tải trên website của Lầu Nam Góc, bốn nước đã khẳng định mục tiêu bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không, tôn trọng các quyền lợi trên biển theo quy định của luật pháp quốc tế, được phản ánh trong công bức của Liên Hợp Quốc về Luật Biển, UNCLOS. Tuy nhiên, các tuyên bố chung chung này chỉ thể hiện được phần nổi của tảng băng chìm trong chiến lược lớn của các nước tham gia diễn tập quân sự trên biển phía Tây Palawa, Philippines, đặc biệt là Mỹ. Để đánh giá được đầy đủ tham vọng của các bên liên quan, cần đánh giá lại mối liên hệ đa chiều giữa bốn quốc gia này trong bối cảnh hiện nay. Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines đang là các nhân tố quan trọng trong các liên kết tiểu đa phương do Mỹ làm hạt nhân trung tâm. Ví dụ, Mỹ-Nhật Bản-Australia đang là các thành viên tích cực của nhóm bộ tứ, QUAD. Mỹ-Australia cũng là hai hạt nhân của cơ chế hợp tác quốc phòng ba bên AUKUS. Chưa dừng lại ở đó, Mỹ, Nhật Bản và Philippines đã có nhiều tương tác xây dựng cơ chế hợp tác ba bên mới, GAPHUS. Hơn nữa, cuộc tập trận đa phương diễn ra ngày 7 tháng 4 năm 2024 vừa qua cũng diễn ra ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh đầu tiên về quốc phòng giữa ba nước tại Washington. Mặt khác, mặc dù khu vực Biển Đông vẫn tồn tại nhiều tranh chấp, mâu thuẫn nhưng vấn đề tự do hàng hải ở vùng biển này về cơ bản vẫn đang được đảm bảo một cách tương đối. Mặc dù nhiều nước lo ngại các diễn biến căng thẳng ở Biển Đông có thể ảnh hưởng tới các hoạt động hàng hải ở khu vực này, nhưng trên thực tế chưa có quá nhiều sự phà nàn về sự mất tự do hàng hải của cộng đồng quốc tế cũng như các quốc gia có lợi ích từ tuyến đường hàng hải qua Biển Đông. Rõ ràng, việc lập ra một cơ chế hợp tác ngóm nhỏ thay vì một cơ chế đa phương hội tụ đầy đủ tất cả các quốc gia có liên quan với mục đích đảm bảo tự do hàng hải là điều bất thường, đặt ra nhiều nghi vấn về tính hiệu quả cũng như các mục tiêu thực sự của Mercea. Vậy ẩn chưa đằng sau các động thái này là những tham vọng gì của nhóm bốn quốc gia Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines? Thứ nhất, cuộc tập trận nhằm chân an đồng minh Philippines của Mỹ. Trong những tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines trên biển, Manila tỏ ra là một bên yếu thế hơn rất nhiều so với Bắc Kinh. Bản thân Philippines khó có khả năng một mình đương đầu với những sức ép từ phía Trung Quốc. Sự xuất hiện của các đất đồng minh là chỗ dựa quan trọng cho Manila tiếp tục chính sách đối đầu với Bắc Kinh trên biển. Mặt khác, đây cũng là động thái nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của dư luận quốc đảo Đông Nam Á đối với các liên kết an ninh mới mà Philippines có thể tham gia trong thời gian tới. Trước mắt chính là liên kết ba bên Mỹ-Nhật Bản-Philippines. Thứ hai, hoạt động hợp tác hàng hải nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng của Nhật Bản ở khu vực Biển Đông trong bối cảnh nước này đang điều chỉnh chiến lược quốc phòng theo hướng tăng cường khả năng hiện diện bên ngoài lãnh thổ. Nhật Bản nhiều khả năng sẽ xuất hiện ở hai cơ chế hợp tác quốc phòng có tầm ảnh hưởng bao trùm khu vực Đông Nam Á bao gồm Hợp tác quốc phòng ba bên Mỹ-Nhật Bản-Philippines, gia PHUS, và có thể sẽ gia nhập vào cơ chế hợp tác quốc phòng AUKUS, Mỹ-Anh Australia, trong tương lai gần. Điều này càng có cơ sở sau khi tuyên bố chung của Bộ trưởng Quốc phòng AUKUS ngày 8 tháng 4 năm 2024 đã nêu rõ, cơ chế này đang xem xét hợp tác với Nhật Bản nhằm nâng cao năng lực của AUKUS. Rõ ràng, việc tổ chức tập trận chung bốn bên đang giúp Nhật Bản tăng cường khả năng tương tác với hai đối tác Việt Nam-Thái Bình Dương. Hơn nữa, đó lại là hai đối tác quan trọng trong cả hai cơ chế mà Nhật Bản chuẩn bị cũng như nhiều khả năng sẽ gia nhập gồm gia PHUS và AUKUS. Thứ ba, đẩy mạnh hơn quá trình gia tăng ảnh hưởng của Australia tại Đông Nam Á. Gần đây, Australia và ASEAN đã kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ, đồng thời quốc gia Châu Đại Dương cũng liên tục ngân cấp quan hệ với nhiều đối tác trong khu vực Đông Nam Á. Australia đang ngày càng có vai trò thực tế hơn đối với cấu trúc an ninh của khu vực. Sự gia tăng ảnh hưởng của Australia không chỉ có ý nghĩa đối với tham vọng tăng cường liên kết Đông Nam Á-Châu Đại Dương của nước này, mà còn có ý nghĩa lớn đối với Mỹ. Mỹ có thể thông qua đồng minh nhằm tiếp tục tìm kiếm các cơ hội thiết lập các liên kết tiểu đa phương mới với các đối tác Đông Nam Á khác, không chỉ với Philippines. Mô hình Mỹ-Australia cộng một, đối tác bất kỳ ở Đông Nam Á, xu hướng ưu tiên đối với các quốc gia Đông Nam Á giáp biển, có thể sẽ là một công cụ mới đối với chính sách Đông Nam Á của bộ đôi này những năm tới. Thứ tư, cả ba mục tiêu chiến lược ở trên đều hội tụ lại trong một chiến lược lớn hơn của Mỹ, đó là Washington muốn tập hợp một lực lượng đông đảo các đồng minh cùng kiểm chế Trung Quốc. Như trong một bài bài viết đăng trên nghiên cứu chiến lược đã nêu rõ, mục tiêu giải hạn của Mỹ không có gì khác ngoài việc thiết lập một tổ chức quân sự thống nhất tương tự như NATO ở Đại Tây Dương. Biến tổ chức đó trở thành lực lượng chống Trung Quốc và thậm chí là chống Nga ở mặt trận Thái Bình Dương, tạo ra trạng thái cân bằng lực lượng của Washington trên cả hai mặt trận lớn. Thông qua việc thiết lập nhiều liên kết tiểu đa phương ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đồng thời tăng cường triển khai các hoạt động tương tác giữa các thành viên của các liên kết nhỏ này, Mỹ đang hướng tới tham vọng hình thành một liên kết lớn hơn, bao trùm toàn bộ các đồng minh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương theo một mô hình tương tự như NATO ở Đại Tây Dương. Tất cả các tham vọng này đều có một ích đến chung là nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc thông qua danh nghĩa hỗ trợ cho một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, tác động đối với khu vực và hàm ý chính sách đối với Việt Nam. Hoạt động hợp tác hàng hải đa phương Mỹ-Australia-Nhật Bản-Philippines mặc dù tạo ra một tiếng vang lớn nhằm khích lệ chính sách cứng rắn của Philippines trên biển, nhưng nó đã tạo ra không ít rắc rối cho khu vực Đông Nam Á. Sự xuất hiện và can dự của các cường quốc ngoài khu vực đang khiến tình hình Biển Đông trở nên túc tạp hơn. Thay vì gỡ rối căng thẳng Trung Quốc-Philippines, các hoạt động quân sự này càng khiến khoảng cách giữa hai nước trở nên ngày một xa hơn. Các mâu thuẫn giữa Trung Quốc-Philippines ở các khu vực tranh chấp sẽ khó có thể hạ nhiệt trong tương lai lần. Điều đó cũng dẫn tới việc quan điểm của hai nước này trong quá trình đàm phán cọc ngày càng khác biệt. Đây là điều hoàn toàn không mong muốn đối với các quốc gia Đông Nam Á. Các nỗ lực đàm phán ASEAN-Trung Quốc có thể bị đình trệ, thậm chí có thể đổ vỡ nếu mâu thuẫn Trung Quốc-Philippines rơi vào thế mất kiểm soát. Chưa hết, vai trò trung tâm của ASEAN sẽ suy yếu hơn khi các quốc gia tự tìm kiếm những cách thức riêng để giải quyết vấn đề của riêng mình, như trường hợp của Philippines hiện tại. Philippines đang ngày càng rời xa khu vực và ngả về phía các liên kết mới do Mỹ đứng đầu. Và sau Philippines, hoàn toàn có thể xuất hiện các trường hợp khác, tham gia sâu hơn vào các liên kết nhóm mới. Sự đoàn kết nội bộ ASEAN sẽ gặp nhiều thách thức mới khi sự can dự của các cường quốc ngoài khu vực này bột lớn. Đối với Việt Nam, trường hợp Philippines không nên được xem là một hình mẫu. Việt Nam có đường lối đối ngoại độc lập hơn, chính sách liên minh thực tiễn đã cho thấy tính không hiệu quả và bền vững của nó đối với lịch sử Việt Nam hiện đại. Các liên kết tiểu đa phương mới có xu hướng nhằm vào một bên thứ ba không phải là một lựa chọn phù hợp đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Do đó, trước các đề xuất hợp tác của các cường quốc bên ngoài khu vực, Việt Nam cần duy trì sự thận trọng chiến lược. Ưu tiên chính sách lớn nhất hiện nay của Việt Nam ở Đông Nam Á là duy trì và nâng tầm vai trò trung tâm của ASEAN, duy trì một khu vực không liên kết, không liên minh, tránh rơi vào vòng xoáy cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn.

Listen Next

Other Creators