Home Page
cover of Một số điều chỉnh chiến lược của Đức sau hai năm xung đột Nga – Ukraine
Một số điều chỉnh chiến lược của Đức sau hai năm xung đột Nga – Ukraine

Một số điều chỉnh chiến lược của Đức sau hai năm xung đột Nga – Ukraine

nghiencuuchienluocnghiencuuchienluoc

0 followers

00:00-18:07

Chiến dịch quân sự đặc biệt do Nga triển khai tại Ukraine đã diễn ra hơn hai năm, tạo ra những tác động sâu sắc tới bản thân các nước tham chiến cũng như với khu vực và toàn cầu. Đối với nước Đức - quốc gia hàng đầu Châu Âu cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Điều đó khiến Berlin tìm cách điều chỉnh chiến lược phù hợp với tình hình thực tiễn.

6
Plays
0
Shares

Audio hosting, extended storage and much more

AI Mastering

Transcription

Vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, nước Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin đã phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Chiến dịch được xem là đỉnh điểm của cuộc xung đột giữa hai nước kể từ khủng hoảng Ukraine diễn ra từ năm 2014. Kể từ khi chiến dịch quân sự được triển khai, kinh tế thế giới ngày vốn đã chỉ trễ khi vừa trải qua đại dịch Covid-19 lại xuất hiện thêm nhiều thách thức mới. Lãng phát toàn cầu ra động từ 4% đến 8% trong giai đoạn năm 2022 đến 2024 và được dự báo sẽ còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Đối với nước Đức, chính quyền Thủ tướng Olaf Scholz cũng không tránh khỏi tác động tiêu cực từ cuộc xung đột. Năm 2022, tốc độ tăng trưởng GDP nước Đức chỉ đạt 1,8%. Năm 2023, tăng trưởng GDP quốc gia này âm 0,5%. Trong khi đó, lãng phát luôn ở mức cao, từ 6 đến 8%. Xung đột Nga-Ukraine đã thúc đẩy sự thay đổi toàn diện chiến lược của nước Đức, thúc đẩy nước Đức dưới thời Thủ tướng Olaf Scholz hướng về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Nguyên nhân thúc đẩy Đức điều chỉnh chiến lược Có thể nói, nước Đức đang trải qua thời kỳ khó khăn nhất từ sau chiến tranh lạnh. Cuộc cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi chính quyền Tổng thống Biden ban hành nhiều chính sách để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc trong lĩnh vực chất bán dẫn. Ngoài ra, sự kiện tập hợp lực lượng từ thời Donald Trump với Bộ Tứ đã được chính quyền ông Biden triển khai nhanh chóng với tinh thần Bộ Tứ để ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc. Trong khi đó, thế giới vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau đại dịch COVID-19. Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine bắt đầu có những dấu hiệu phức tạp và ảnh hưởng sâu rộng đối với kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vẫn trở thành một mối quan tâm mới của nước Đức. Thứ nhất, định hướng hợp tác kinh tế của nước Đức hiện nay đang mở rộng và tăng cường sang khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang chứng kiến sự thay đổi lớn nhất từ trước đến nay. Kể từ khi Tổng thống Barack Obama nắm quyền, người đứng đầu Hoa Kỳ đã công bố chiến lược say trục sang châu Á và được tiếp tục triển khai, nâng cấp dưới thời Donald Trump và Joe Biden với chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có quy mô trải dài từ châu Á đến vùng biển giáp châu Phi. Mục tiêu của tầng lớp tinh hoa Hoa Kỳ là ngăn chặn sự phát triển và ảnh hưởng của Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình với chính sách chiến lược vành đai, con đường. Đối với nước Đức, quốc gia này có lợi ích sâu sắc ở trong khu vực. Trước khi Thủ tướng Angela Merkel rời nhiệm sở, bà đã công bố hướng dẫn chiến lược đối với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào ngày 1-9-2020. Trong chiến lược đối với khu vực, bà Merkel nhận định khu vực này sẽ tái định hình chật tự toàn cầu trong thế kỷ 21. Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương chiếm đến 60% tăng trưởng kinh tế toàn cầu, hơn 90% giao thương của thế giới đều đi qua khu vực này và hơn 2.000 tàu đi qua Biển Đông, Ấn Độ Dương mỗi ngày. Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đóng góp 420 tỷ USD, hơn 20% sản lượng giao thương của nước Đức được tiến hành ở khu vực này và hàng triệu việc làm của người dân Đức phụ thuộc vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, theo bà Merkel, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang tìm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến xung đột diện rộng như khu vực này có nhiều quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Các cường quốc hàng đầu thế giới hiện nay đều xuất phát từ khu vực này và những căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên. Vấn xung đột ở Biển Đông và Biển Hoa Đông hoàn toàn có thể tác động đến lợi ích của nước Đức trong khu vực. Tên bố trong văn kiện cho thấy bà Merkel mong muốn người kế nhiệm nhìn nhận lợi ích lâu dài của nước Đức là ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, và đặt trọng tâm can dự vào khu vực này để bảo vệ lợi ích quốc gia. Thứ hai, việc tài trợ cho Ukraine của chính phủ Đức đang không phát huy tác dụng. Xung đột đã gây thiệt hại 143 tỷ đô la Mỹ cho Ukraine, số người thương vong của quốc gia này tăng lên đến 30.000 người. Trong khi đó, số quân sĩ Nga thương vong ước tính 42.000 người. Nước Đức dưới thời Thủ tướng Olaf Scholz hiểu rằng nếu không viện trợ cho Ukraine để quốc gia này có thể tiếp tục chiến đấu, các quốc gia còn lại đều sẽ bị tác động tiêu cực. Ngày 28 tháng 11 năm 2023, trong cuộc họp với Quốc hội, Thủ tướng Olaf Scholz tuyên bố rằng nước Đức sẽ tích cực hỗ trợ Ukraine vì chúng có vai trò quan trọng sống còn không chỉ với Ukraine mà còn với các nước châu Âu. Nước Đức dưới thời chính quyền Thủ tướng Olaf Scholz đã tài trợ khí tài quân sự để nâng cao năng lực chiến đấu cho Ukraine lần lượt 2 tỷ euro vào năm 2022 và 5,4 tỷ euro vào năm 2023, ước tính những năm tiếp theo sẽ tài trợ 10,5 tỷ euro. Nhằm giúp Ukraine phục hồi kinh tế, tài thiết sau chiến tranh, chính quyền Thủ tướng Olaf Scholz đã tài trợ 32 tỷ euro thông qua các bộ ngành dưới nhiều hạng mục và hình thức khác nhau kể từ khi xung đột xảy ra. Sau khi cuộc chiến diễn ra, những viện trợ của chính phủ Đức không đạt được mục tiêu vì sự tranh lệch lớn về quân sự giữa Nga và Ukraine trên chiến trường đã dẫn đến những tác động tiêu cực đối với nước Đức và Nga hiện đang là nguồn cung năng lượng chủ yếu của các nước châu Âu. Thứ ba, việc can dự vào Ấn Độ Dương Thái Bình Dương sẽ giúp nước Đức có được sự ủng hộ từ Hoa Kỳ. Từ khi bước vào thế kỷ 21, Hoa Kỳ đã dị yếu rõ rệt. Quốc gia này đã can dự nhiều cuộc chiến ở các châu Lục, gây thiệt hại về kinh tế và hình ảnh quốc gia. Trong khi đó, đại dịch COVID-19 đã làm rán đạn hình kinh tế đất nước và gây thiệt hại lớn về nguồn lực. Ngoài ra, nội bộ nước này đang trải qua những mâu thuẫn nội bộ sâu sắc liên quan đến phân biệt chủng tộc, tôn giáo và xung đột đảng phái. Đặc biệt, sự trỗi dậy của Trung Quốc kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền được xem là thách thức toàn cầu quan trọng đối với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ dưới thời ông Biden cho rằng Đức là quốc gia đồng minh thân cận và quyền lực nhất châu Âu. Về kinh tế, Đức là quốc gia có GDP cao nhất châu Âu, duy trì quanh mức 4,26 nghìn tỷ đô la Mỹ. Nước Đức cũng là thị trường tư thụ lớn nhất của nhiều quốc gia trong tổ chức. Ngoài ra, nước Đức cũng là quốc gia đóng góp ngân sách nhiều nhất cho Liên minh châu Âu với 23,7 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020. Chính quyền ông Biden cũng cho rằng an ninh và thịnh vượng của Hoa Kỳ phụ thuộc vào mối quan hệ với nước Đức. Vào ngày 20 tháng 1 năm 2022, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã chọn nước Đức làm nơi phát biểu phản đối nước Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin động binh với Ukraine. Tuyên bố và động thái của chính quyền Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Joe Biden cho thấy tầng lớp tinh hoa nước này đánh giá cao năng lực giải quyết vấn đề và hỗ trợ của nước Đức trong khu vực và toàn cầu. Do đó, với ảnh hưởng của nước Đức, nếu chính quyền thủ tướng Olaf Scholz tích cực hỗ trợ chính quyền Joe Biden các vấn đề toàn cầu sẽ giúp quốc gia châu Âu đạt được những mục tiêu chiến lược đề ra. Điều chỉnh chiến lược giữa xung đột Nga-Ukraine Trước tình hình phức tạp do chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga và tình hình thế giới, nước Đức dưới thời thủ tướng Olaf Scholz bắt đầu chuyển dịch chiến lược về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nước Đức từ lâu đã không còn ảnh hưởng ở khu vực này kể từ thời cận đại do quốc gia này không có lãnh thổ trực tiếp trong khu vực. Vì vậy, nước Đức đã chọn năng lượng tái tạo làm mũi nhọn để tiến hành can dự vào khu vực. Khi làn sóng sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo bùng nổ trong khoảng 10 năm gần đây, cơ hội tiếp cận với khu vực của chính phủ Đức ngày càng rõ nét. Vào tháng 4 và tháng 5 năm 2022, thủ tướng Olaf Scholz đã có các chuyến thăm lần lượt với Nhật Bản và Ấn Độ nhằm củng cố ảnh hưởng của quốc gia châu Âu ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ông cũng hợp tác với người đồng cấp Canada Justin Trudeau để thành lập liên minh Hydro vào tháng 8 năm 2022. Đây là các hoạt động đầu tiên đánh dấu sự hiện diện của nước Đức trong khu vực. Nhằm thay thế nguồn cung khí đốt của Nga trong ngắn hạn, chính phủ thủ tướng Olaf Scholz đã hợp tác với Hoa Kỳ và Na Uy để giảm thiểu nguồn cung từ Nga. Cụ thể, ngày 29 tháng 11 năm 2022, công ty ConocoPhillips, Hoa Kỳ và Qatar Energy đã đạt thỏa thuận xuất khẩu khí hóa lỏng sang thị trường châu Âu và cung cấp cho Đức 2 triệu tấn LNG5, bắt đầu từ năm 2026 và kéo dài trong 15 năm. Trong khi đó, vào ngày 19 tháng 12 năm 2023, nước Đức cũng đạt thỏa thuận với Na Uy về nguồn cung LNG trị giá 50 tỷ USD thông qua công ty năng lượng nhà nước SFFE, Đức, và Equinor, Na Uy. Đưa Na Uy trở thành nhà cung cấp khí đốt hóa lỏng lớn nhất của Đức với 60% tổng nguồn tư thụ tại quốc gia này, thay thế tổng lượng khí đốt mà Nga đã từng cung cấp cho Đức. Ngoài ra, hai nước cũng ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai năng lượng tái tạo, hướng đến việc cung cấp khí hydro sạch vào năm 2030. Những cuộc gặp giữa thủ tướng Đức và các quốc gia trong khu vực giữa lúc căng thẳng chưa chấm dứt đã cho thấy định hướng của quốc gia châu Âu là loại bỏ ảnh hưởng của Nga trong lĩnh vực năng lượng. Ngoài ra, việc hợp tác với Na Uy cũng hàm ý rằng Berlin mặc dù có sự việc chuyển chiến lược sang Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhưng châu Âu vẫn là trọng tâm chiến lược chính của Đức. Một sự điều chỉnh quan trọng đối với nước Đức khi can dự vào khu vực này là triển khai phối hợp trên phương diện tổ chức đa phương. Kể từ khi nước Anh rời liên minh châu Âu sau sự kiện Brexit, EU cũng rơi vào chia rẽ sâu sắc vì vấn đề người tị nạn. Khi chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc diễn ra, đặc biệt là khi Hoa Kỳ dưới thời Donald Trump tập hợp lực lượng với tên gọi từ giác an ninh cùng Ấn Độ, Nhật Bản và Australia, các nước EU nói chung và nước Đức nói riêng đều bị động bất ngờ và đứng ngoài cuộc. Do đó, để có thể gia tăng ảnh hưởng và can dự rõ nét trong khu vực, chính phủ Đức dưới thời thủ tướng hò. Solz sử dụng hình ảnh của EU và các tổ chức, diễn đàn đa phương làm tiền đề phát triển chiến lược trong khu vực. Ngày 14 tháng 6 năm 2023, chính phủ thủ tướng Olaf Solz thông qua chiến lược an ninh quốc gia lần đầu tiên trong lịch sử quốc gia này. Trong đó, thủ tướng O. Solz nhìn nhận vai trò của nước Đức là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất trong khu vực nói chung và EU nói riêng. Do đó, nước này gánh vác trách nhiệm cực kỳ quan trọng đối với EU và thế giới. Thủ tướng Olaf Solz cho rằng sự phát triển sâu rộng của Liên minh châu Âu cũng như việc củng cố và mở rộng các cấu trúc châu Âu Đại Tây Dương là nền tảng cho chính sách đối ngoại và an ninh của Đức. Những tuyên bố trong chiến lược cho thấy sự nâng cấp mạnh mẽ về vai trò của nước Đức đối với các vấn đề khu vực và toàn cầu từ đứng ở vai trò bên ngoài đến can dự mạnh mẽ, vì dưới thời thủ tướng Angela Merkel, người tiên nhiệm của thủ tướng O., Solz chỉ dừng lại ở việc cổ vũ Liên minh châu Âu triển khai chiến lược can dự vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đây là điều chỉnh quan trọng trong bối cảnh tình hình thế giới cực kỳ phức tạp với nhiều điểm nóng có khả năng trở thành cuộc chiến quy mô toàn cầu. Ngoài ra, ông O., Solz cũng có cách nhìn nhận mới đối với các vấn đề hiện nay khi cho biết chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine là mối đe dọa lớn đối với khu vực châu Âu Đại Tây Dương, nhưng Trung Quốc là mối đe dọa lâu dài với quốc gia này khi Trung Quốc vừa là đối tác, vừa là đối thủ mang tính hệ thống, cố gắng bằng nhiều cách để phá bỏ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ hiện có, cố gắng khẳng định vị thế trên trường quốc tế và đặc biệt là đi ngược với lợi ích và giá trị quốc gia Đức. Mặc dù không đề cập nhiều về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhưng nước Đức dưới thời thủ tướng Olaf Solz đã chứng minh tầm quan trọng của khu vực thông qua những đoạn văn ngắn nhưng có hẳng nghĩa sâu sắc. Nhằm củng cố hiện diện và bảo vệ lợi ích quốc gia, nước Đức dưới thời thủ tướng Olaf Solz đề ra chiến hành động xoay quanh các vấn đề về hòa bình, ổn định, thúc đẩy hoạt động hợp tác đa phương dựa trên luật pháp quốc tế, bảo vệ nước Đức, người dân và các nước EU và củng cố quan hệ siên đại Tây Dương với Hoa Kỳ. Việc định hướng chiến lược có vai trò quyết định đối với việc di chuyển chiến lược dưới thời thủ tướng Olaf Solz, nhưng đồng thời cũng cho thấy việc vươn ra bên ngoài của chính quyền thủ tướng Đức dựa trên những nền tảng có sẵn, trong đó Liên minh châu Âu và các nước phương Tây là nòng cốt. Tháng 9 năm 2022, nước Đức cùng với Australia, Nhật Bản, Vương quốc Anh, Canada, New Zealand, Hàn Quốc và Hoa Kỳ chính thức thành lập đối tác ở Thái Bình Dương Xanh, BBP, để thúc đẩy hoạt động hợp tác kinh tế, đối ngoại với các quốc đảo Thái Bình Dương và củng cố chủ nghĩa khu vực trên toàn cầu. Ở Ấn Độ Dương, chính quyền thủ tướng Olaf Solz cũng đang can dự mạnh mẽ. Tại Nam Á, nước Đức hỗ trợ Sri Lanka và tổ chức vành đai Ấn Độ Dương, EORA, các vấn đề liên quan đến tự do hàng hải và thực thi công ước về luật biển, UNCLOS. Ở khu vực giáp Ấn Độ Dương, nước Đức và Ấn Độ triển khai hợp tác khuôn khổ ba bên với Cameroon, Ghana và Malawi trong các lĩnh vực liên quan đến trồng trọt và sản xuất nông nghiệp trong khuôn khổ sáng kiến đối tác toàn cầu, GPI, về hợp tác tam giác hiệu quả, GPI, vì các mục tiêu bền vững toàn cầu để cùng giải quyết các thách thức trên biên giới trong tương lai. Đối với ASEAN, đây là trọng tâm triển khai chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của nước Đức dưới thời Thủ tướng Olaf Scholz. Kể từ khi thành lập, tổ chức này từng bước có tiếng nói và sức ảnh hưởng trong các vấn đề khu vực và toàn cầu. Sau hai hội nghị thượng đỉnh giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên ở Singapore và Việt Nam, tổ chức này đang cho thấy sự khéo léo trong quan hệ với các cường quốc. Khi cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc diễn ra, các nước trong tổ chức đang cho thấy sự điều phối quan trọng khi vừa là đối tác trong các tập hợp của Hoa Kỳ vừa là đối tác trong tập hợp của Trung Quốc, GCEP. Đặc biệt, ASEAN cũng đã công bố tầm nhìn về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và vai trò trung tâm đã cho thấy ảnh hưởng của tổ chức này trong khu vực. Do đó, khi nước Đức hợp tác với các quốc gia trong ASEAN sẽ củng cố sự hiện diện của quốc gia này ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ngày 13 tháng 5 năm 2023, Hội nghị Bộ trưởng Liên minh châu Âu-Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương lần thứ hai được tổ chức. Tại hội nghị, các nước thành viên của hai tổ chức ở lục địa Á-Âu cùng ủng hộ chia sẻ các vấn đề về thịnh vượng, biến đổi khí hậu và an ninh. Hội nghị tạo cơ sở cho hợp tác giữa Đức và ASEAN. Trước đó, hai bên đã thông qua Hiệp định Vận tải hàng không vào ngày 17 tháng 10 năm 2022 để tạo cơ hội giao lưu kinh tế giữa các quốc gia của hai tổ chức ở lục địa Á-Âu. Mục tiêu của Hiệp định là nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraine và tăng cường khả năng tiếp cận khu vực của nước Đức và ASEAN. Nhờ những hợp tác giữa EU và ASEAN, nước Đức có cơ hội tham gia vào khu vực một cách toàn diện. Ngày 14 tháng 11 năm 2022, trong cuộc gặp với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Thủ tướng Olaf Scholz kêu gọi Liên minh châu Âu nên có sự đoàn kết với các nước ASEAN. Ngày 14 tháng 12 năm 2022, tại Hội nghị thượng đỉnh EU-ASEAN, ông Oh, Scholz đánh giá EU và ASEAN có nhiều điểm chung vì vậy hai bên nên đoàn kết trong bối cảnh thế giới cực kỳ phức tạp. Thách thức trong việc điều chỉnh chiến lược Sau hai năm kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine diễn ra, thế giới đang trải qua khủng hoảng trầm trọng nhất. Sự điều chỉnh chiến lược đối ngoại của các quốc gia, trong đó có nước Đức đang diễn ra nhanh chóng và cho thấy xu thế kết nối lên khu vực sẽ tiếp tục là mũi nhọn phát triển. Trong những năm tiếp theo, chiến lược đối ngoại của nước Đức sẽ tiếp tục hướng về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, sẽ có những thách thức đối với chính quyền Thủ tướng Olaf Scholz trong tham vọng này. Đầu tiên, nước Đức sẽ va chạm, xung đột về lợi ích đối với Hoa Kỳ. Nhiều năm gần đây, các nước đã dịch chuyển chiến lược về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Trong đó, Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên triển khai dưới thời Barack Obama. Mặc dù Hoa Kỳ tạo điều kiện cho đồng minh phương Tây can dự vào khu vực với nhiều hình thức khác nhau, nhưng siêu cường này luôn duy trì một khoảng cách nhất định để đồng minh không trở thành nhân tố dẫn dắt một tập hợp mới. Điều này đã được thể hiện thông qua nhiều giai đoạn khác nhau. Vào năm 1980, Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới đã trở thành chủ đề bản luận của nhiều tầng lớp ở Hoa Kỳ về việc Nhật Bản trở thành một đối trọng nguy hiểm cho an ninh siêu cường này. Năm 1987, Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan đã phát động chiến tranh thương mại với Nhật Bản. Siêu cường này đã áp thuế 100% để ngăn lượng hàng hóa 300 triệu đô la Mỹ của Nhật Bản tiến vào thị trường Hoa Kỳ. Một trường hợp khác để chính quyền Thủ tướng Olaf Scholz xem xét là Pháp. Nước Pháp kể từ khi Tổng thống Emmanuel Macron đã cử liên tục kêu gọi Liên minh châu Âu có một quân đội độc lập trong NATO. Việc kêu gọi của Tổng thống Macron đã xung đột lợi ích của Hoa Kỳ dưới thời chính quyền Tổng thống Biden. Năm 2021, chính quyền Tổng thống Biden đã đẩy Pháp khỏi hợp đồng tàu ngầm trị giá 66 tỷ đô la Mỹ với Australia năm 2016. Sự kiện cho thấy rõ nét việc Pháp xung đột lợi ích với Hoa Kỳ vì trật tự thế giới là vô chính phủ. Ngoài ra, khu vực đã được người tiền nhiệm Angela Merkel đề cập là có quy mô rộng lớn và phức tạp với nhiều thể chế chính trị, đa dạng văn hóa và xã hội. Do đó, việc xung đột lợi ích với Hoa Kỳ sẽ là thách thức tiềm ẩn với chính quyền Thủ tướng Olaf Scholz. Thứ hai, thách thức di chuyển chiến lượng đối với chính phủ Thủ tướng Olaf Scholz là tình hình phức tạp ở lục địa châu Âu. Thách thức do chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine đã khiến tình hình phức tạp, khó lường. Bên cạnh đó, nội bộ châu Âu vẫn còn những mâu thuẫn sâu sắc liên quan đến vấn đề người tị nạn. Sự kiện đã diễn ra từ năm 2015 nhưng vẫn tiếp tục cho thấy tác động tiêu cực đối với xã hội các nước thành viên. Khi một quốc gia muốn triển khai chính sách đối ngoại, đối nội quốc gia đó cần có sự ổn định. Ở nước Đức, xu thế cực hữu, trong đó có Đảng Afrik đang từng bước phát triển và có tác động đối với việc hoạch định chính sách đối ngoại dưới thời Thủ tướng Olaf Scholz. Đảng Afrik đã đưa ra nhiều khẩu hiệu để kêu gọi người dân phản đối chính sách liên quan đến người nhập cư. Khi chiến dịch quân sự đặc biệt diễn ra, Đảng Afrik kêu gọi người dân phản đối chính phủ Thủ tướng Olaf Scholz để dừng, hoặc làm chậm quá trình viện trợ tài chính và vũ khí cho Ukraine. Thứ ba, các nước châu Âu nghi ngại sự trở lại của một nước Đức có tầm ảnh hưởng bao trùng khu vực. Ở châu Âu, các quốc gia trong Liên minh châu Âu, đặc biệt là các quốc gia ở Đông Âu luôn lo ngại về sự trở lại của một nước Đức như trong quá khứ. Các quốc gia Đông Âu, đặc biệt là Ba Lan đã từng bị nước Đức chiếm đóng trong hai cuộc thế chiến. Ngày 23 tháng 8 năm 1939, Ngoại trưởng Đức Joachim von Ribbentrop và người đồng cấp Liên Xô-Visageslav Molotov ký Hiệp ước Molotov-Ribbentrop để phân vùng ảnh hưởng ở Trung và Đông Âu. Khi chiến dịch quân sự đặc biệt do Nga triển khai, các quốc gia Đông Âu đã yêu cầu nước Đức không can dự vào tình hình nội bộ các nước này, đặc biệt khi quốc gia này là thị trường tư thụ xuất khẩu chủ chốt của hầu hết các quốc gia Đông Âu và nước Đức đã trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Kết luận, kể từ khi chiến dịch quân sự do Nga triển khai ở Úc Kraina vào năm 2022, thế giới đã chứng kiến sự diệt chuyển lớn về chiến lược từ trước đến nay. Nước Đức cũng đã tìm chiến lược và phương thức phù hợp nhằm giảm thiểu tác động của tình hình phức tạp trên thế giới để có thể đảm bảo lợi ích và an ninh quốc gia. Ngày 7 tháng 10 năm 1923, xung đột Hamas-Israel bùng nổ. Cuộc chiến đang lan rộng và có dấu hiệu trầm trọng về nhân đạo. Mặc dù nước Đức có sự quan tâm sâu sắc đối với tình hình khi những người đứng đầu chính phủ và nhà nước Đức viếng thăm Israel và vận động các nước đồng minh EU, Hoa Kỳ ủng hộ nhưng về lâu dài nước Đức được dự báo sẽ tiếp tục hướng về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để tập trung giải quyết tình trạng khó khăn trong nước, trong đó vấn đề thương mại là ưu tiên hàng đầu dưới thời Thủ tướng Olaf Scholz.

Listen Next

Other Creators