Details
Nothing to say, yet
Big christmas sale
Premium Access 35% OFF
Nothing to say, yet
Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Tập 23 Quyển 560 Ích Phẩm Bất Trung Ương Nghì 02 Bấy giờ thiện hiện Bạch Phật. Bạch Thế Tôn. Kỳ Diệu Thay, Bạch Thế Tôn. Ngài Khéo Phó Chúc, Khéo Hộ Niệm cho các Bồ Tát. Phật Bảo thiện hiện. Đúng như vậy. Đúng như vậy. Vì sao? Vì các chúng Bồ Tát muốn luôn luôn làm lợi ích an vui cho nhiều đời, thương xót các chúng sanh ở thế gian, muốn làm cho trời, người đạt được sự lợi ích an vui lớn, nên cầu chứng quả vị vô thường chánh đẳng Bồ Đệ để tuyên thuyết Pháp yếu cho các hữu tình. Cụ thọ thiện hiện Bạch Phật. Bạch Thế Tôn. Các chúng Bồ Tát hành Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa, làm sao tu tập Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa để cho mau viên mãn. Phật Bảo thiện hiện. Nếu các Bồ Tát nương Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa chẳng thấy sắc tăng, chẳng thấy sắc giảm mà hành Bát Nhã Ba La Mật Đa, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức tăng, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức giảm mà hành Bát Nhã Ba La Mật Đa, chẳng thấy Pháp đúng, chẳng thấy Pháp sai mà hành Bát Nhã Ba La Mật Đa, thì các Bồ Tát này tu tập Bát Nhã Ba La Mật Đa mau được viên mãn. Cụ thọ thiện hiện Bạch Phật. Bạch Thế Tôn. Điều như lai dạy chẳng thể nghĩ bàn. Phật Bảo thiện hiện. Đúng như vậy. Đúng như vậy. Sắc chẳng thể nghĩ bàn, thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng thể nghĩ bàn. Nếu các Bồ Tát hành Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa thì đối với sắc chẳng phát sanh tưởng, chẳng nghĩ bàn mà hành Bát Nhã Ba La Mật Đa. Đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng phát sanh tưởng, chẳng nghĩ bàn mà hành Bát Nhã Ba La Mật Đa, thì các Bồ Tát này tu tập Bát Nhã Ba La Mật Đa mau được viên mãn. Cụ thọ thiện hiện Bạch Phật. Bạch Thế Tôn. Bát Nhã Ba La Mật Đa như thế nghĩa thú sâu xa, ai có thể tin hiểu. Phật bảo thiện hiện. Nếu các Bồ Tát tu thắng hành lâu xa thì đối với Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa có thể tin hiểu. Cụ thọ thiện hiện Bạch Phật. Bạch Thế Tôn. Thế nào gọi là các chúng Bồ Tát tu thắng hành lâu xa? Phật bảo thiện hiện. Nếu các Bồ Tát hành Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa thì không phân biệt mười lực của Như Lai, không phân biệt bốn điều không sợ, không phân biệt mười tám Pháp Phật bất cộng, không phân biệt trí nhất thiết. Vì sao? Vì mười lực của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn, cho đến trí nhất thiết cũng chẳng thể nghĩ bàn. Sát cũng chẳng thể nghĩ bàn, thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng thể nghĩ bàn, tất cả Pháp cũng chẳng thể nghĩ bàn. Nếu các Bồ Tát hành như thế thì hoàn toàn không chỗ hành, là hành Bát Nhã Ba La Mật Đa. Các Bồ Tát như thế mới được gọi là tu thắng hành lâu xa. Cụ thọ thiện hiện Bạch Phật. Bạch Thế Tôn Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa là hòn ngọc báu, là khối thanh tịnh, như hư không thanh tịnh lịa các mây khói v. Lạ thay Bát Nhã Ba La Mật Đa nghĩa thú sâu xa, nhiều các chướng nạn mà nay giảng nói rộng, các chướng nạn lại chẳng thanh. Phật dạy thiện hiện Đúng như vậy Đúng như vậy Nhờ thần lực của Phật nên trở ngại không thanh. Thế nên, Thiện Nam Tử Đại Thừa V.V. đối với Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa, nếu muốn biên chép, thọ trị, đọc tụng, giảng thuyết V.V. thì cho đến một năm phải xong hết. Vì sao? Vì Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa là Ngọc Thần Báo lớn, nhiều các chướng ngại. Cụ thọ thiện hiện bạch Phật Bạch Thế Tôn Lạ thay Ác ma thường muốn làm trở ngại Ngọc Thần Báo lớn Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế. Phật bảo thiện hiện Tất cả ác ma mặc dù đối với Bát Nhã Ba La Mật Đa thường muốn làm trở ngại, làm cho sự tu tập của các Bồ Tát chẳng thanh tựu, nhưng chúng chẳng tọa nguyện. Khi ấy, xá lợi tử bạch Phật Bạch Thế Tôn Thần lực của ai làm cho ác ma kia không thể làm trở ngại Bát Nhã sâu xa? Phật bảo xá lợi tử Đó là thần lực của Phật, cũng là thần lực của chư Phật ở tất cả thế giới trong mười phương. Xá lợi tử Tất cả như lai ứng chánh đẳng giác đều cùng hộ niệm các chúng Bồ Tát hành Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa, làm cho các ác ma không thể làm trở ngại. Vì sao? Xá lợi tử Vì nếu các Bồ Tát hành Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa thì tự nhiên đều được tất cả như lai ứng chánh đẳng giác ở vô lường, vô biên thế giới trong mười phương cùng chung hộ niệm. Nếu người được như lai ứng chánh đẳng giác hộ niệm thì tự nhiên ác ma không thể làm trở ngại. Lại nữa, xá lợi tử Nếu có thiện nam tử V.V. với lòng tin thanh tình, biên chét, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn thuyết Bát Nhã sâu xa không trở ngại, thì nên nghĩ, ta biên chét, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn thuyết V.V. Bát Nhã Ba La Mật Đa đều là nhờ thần lực của chư Phật Thế Tôn ở tất cả thế giới trong mười phương hộ niệm, làm cho được thành tử. Xá lợi tử Bạch Phật Bạch Thế Tôn Nếu thiện nam tử V.V. trụ bồ tác thừa biên chét, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn thuyết V.V. Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa thì đều nhờ thần lực của chư Phật ở mười phương tử bi hộ niệm, làm cho sự tu tập nghiệt lành người đó thù thắng, tất cả ác ma không thể làm trở ngại. Phật bảo xá lợi tử Đúng như vậy Đúng như vậy Như lời ông nói Xá lợi tử Bạch Phật Bạch Thế Tôn Nếu thiện nam tử V.V. trụ bồ tác thừa biên chét, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn thuyết V.V. Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa thì được chư Phật Thế Tôn ở thế giới trong mười phương cùng biết rõ, hoan hỷ hộ niệm. Chư Phật Thế Tôn ở thế giới trong mười phương thường dùng Phật nhãn cùng xem thấy, từ ghi hộ niệm, làm cho sự tu tập của người kia thành tử hoàn toàn. Bây giờ, Phật bảo xá lợi tử Đúng như vậy Đúng như vậy Như lời ông nói Nếu thiện nam tử V.V. trụ bồ tác thừa biên chét, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa thì thường được Phật nhãn của chư Phật Thế Tôn ở tất cả thế giới trong mười phương xem thấy, biết rõ, hộ niệm, làm cho các ác ma không thể làm rối loạn được, sự tu nhiệt lành mau được thành tử. Nếu thiện nam tử V.V. trụ bồ tác thừa thường biên chét, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa thì nên biết người đó đã gần vô thường bồ đề, quyến thủ của ác ma không thể làm trở ngại. Nếu thiện nam tử V.V. trụ bồ tác thừa thường biên chét Bát Nhã Ba La Mật Đa trang nghiêm bằng các thứ báu, thọ trì, đọc tụng, cung kính, cúng dường thì thường được chư Phật hộ niệm. Do nhân duyên này đạt được nhiều lợi ích lớn. Lại nữa, xá lợi tử. Kinh điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế, sau khi Phật Niết Bàn lưu hành đến phương Nam sẽ hưng thành dần. Sau đó từ phương Nam lưu hành đến phương Bắc sẽ hưng thành dần. Chẳng phải tỳ nại gia chánh Pháp vô thường là Pháp Phật chứng đắc, có tướng diệt mất, tỳ nại gia chánh Pháp vô thường như lại chứng đắc chính là kinh điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa. Kinh điển như thế, các thiện Nam tử V, V, trụ Bồ Tát thừa biên chết, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn thuyết, cung kính, cúng dường thì được tất cả như lại ứng chánh đẳng giác thường dùng Phật nhãn sen thấy, hộ niệm, khen nợi, tán thắng, làm cho không buồn khổ. Khi ấy, xá lợi tử Bạch Phật. Bạch Thế Tôn Kinh điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế, phần sau của đời sau truyền bá rộng đại ở phương Đông Bắc. Phật bảo xá lợi tử. Đúng như vậy. Đúng như vậy. Xá lợi tử. Phần sau của đời sau thiện Nam tử V, V, trụ Bồ Tát thừa ở phương Đông Bắc kia nghe kinh điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa này, nếu có thể tinh ưa, biên chết, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn thuyết, cung kính, cúng dường, thì nên biết người đó từ lâu phát tâm quả vị vô thường chánh đẳng Bồ Đệ, từ lâu tu hành Đại Bồ Tát. Xá lợi tử Bạch Phật. Bạch Thế Tôn. Phần sau của đời sau, ở phương Đông Bắc kia sẽ có bao nhiêu thiện Nam tử V, V, trụ Bồ Tát thừa được nghe kinh điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa nhìn giữ tinh ưa, biên chết, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn thuyết, cung kính, cúng dường. Phật bảo xá lợi tử. Phần sau của đời sau, ở phương Đông Bắc kia tuy có vô lượng thiện Nam tử V, V, trụ Bồ Tát thừa nhưng ít có người được nghe Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa hết lòng tinh ưa, biên chết, thọ trì, đọc tụng, cúng dường, mặc dẫu có vô lượng thiện Nam tử V, V, trụ Bồ Tát thừa, nghe Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa, hết lòng tinh ưa, biên chết, thọ trì, đọc tụng, cúng dường, nhưng có phần ít tu tập tư duy. Nếu người nào có thể tuyên thuyết, chỉ dạy nghĩa thú sâu xa cho người thì rất là khó có. Xá lợi tử. Nếu thiện Nam tử V, V, trụ Bồ Tát thừa nghe thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa tầm không chìm đắm, không kinh, không sợ, hết lòng tinh ưa, biên chết, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói, thì nên biết người này đã từng được gần gũi cung chính, cúng dường vô lượng như Lai ứng chánh đẳng giác và các Bồ Tát, thưa hỏi nghĩa thú sâu xa của Bát Nhã Ba La Mật Đa. Các thiện Nam tử Bồ Tát thừa V, V này nhất định sẽ viên mãn các hành Bồ Tát, mau chứng quả vị vô thường chánh đẳng Bồ Đề, làm lợi ích lớn cho các hữu tình. Vì sao? Xá lợi tử. Vì ta thường thuyết pháp tương ứng với trí nhất thiết cho các thiện Nam tử V, V, trụ Bồ Tát thừa kia. Người này chuyển thân thường luôn tu tập các hành Bồ Tát mau thẳng đến quả vị vô thường chánh đẳng Bồ Đề, tuyên thuyết pháp vi diệu cho các hữu tình, làm cho thẳng đến quả vị vô thường chánh đẳng Bồ Đề. Các thiện Nam tử V. V, trụ Bồ Tát thừa này thân tâm yên tịnh, các ma vương và quyến thuộc của chúng còn chẳng thể phá hoại tâm cầu hướng tới quả vị vô thường chánh đẳng Bồ Đề, huống là các kẻ ưa làm những việc ác khác. Xá lợi tử. Những thiện Nam tử V, V, trụ Bồ Tát thừa nghe bát nhã ba la mật đa sâu xa, tầm trức thanh tịnh, vui mừng, cũng có thể an lập vô lượng hữu tình ở trong pháp lành tương ứng với vô thường Bồ Đề. Xá lợi tử. Các thiện Nam tử Bồ Tát thừa V, V, này, này ở chỗ ta phát thệ nguyện đồng lớn, quyết định sẽ an lập vô lượng trăm ngàn các loài hữu tình, làm cho phát tâm quả vị vô thường chánh đẳng Bồ Đề, tu hành Bồ Tát, chỉ rõ, khuyến khích, dẫn dắt, khen nợi, khít lệ, chúc mừng, khiến cho được thọ ký quả vị quả vị vô thường chánh đẳng Bồ Đề bất thối chuyển. Đối với họ, ta càng sanh tùy hỷ. Vì sao? Xá lợi tử. Vì ta thấy họ đã phát nguyện rộng lớn, ý nghĩ và lời nói tương xứng nhau. Người kia ở đời sau nhất định có thể an lập vô lượng trăm ngàn các loài hữu tình, làm cho phát tâm quả vị vô thường chánh đẳng Bồ Đề, tu hành Bồ Tát, chỉ rõ, dẫn dắt, khuyến khích, khen nợi, khít lệ, chúc mừng, khiến cho được thọ ký quả vị quả vị vô thường chánh đẳng Bồ Đề bất thối chuyển. Các thiện Nam tử Bồ Tát thừa V, V, này cũng ở chỗ vô lượng chiêu Phật quá khứ phát nguyện như thế. Như lai ứng chánh đẳng giác quá khứ đối với nguyện của người kia cũng rất tuy hỷ, quán xét ý nghĩ và lời nói của người kia nhất định tương xứng vậy. Các thiện Nam tử trụ Bồ Tát thừa V, V, này tin hiểu rộng lớn, tu hành rộng lớn, nguyện sanh về cõi nước của chiêu Phật ở phương khác, nơi đang có như lai ứng chánh đẳng giác tuyên thuyết Pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa. Người kia nghe Pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa xong, lại có thể an lập vô lượng trăm ngàn các loài hữu tình trong cõi Phật kia, làm cho phát tâm quả vị vô thường chánh đẳng Bồ Đề, tu hành Bồ Tát, chỉ dạy, khuyến khích, dẫn dắt, khen ngợi, khít lệ, chúc mừng, khiến cho được bất thối chuyển quả vị vô thường chánh đẳng Bồ Đề. Khi ấy, xá lời tử Bạch Phật. Bạch Thế Tôn Kỳ Diệu Thay Kính Bạch Thế Tôn Phật đối với các Pháp quá khứ, vị lai, hiện tại và tâm hành sai khác của các hữu tình, Phật, Bồ Tát v.v. đều chính biết, đều hiểu rõ. Kính Bạch Thế Tôn Nếu các Bồ Tát có thể trí tâm lắng nghe, họ trì, đọc tụng, siêng năng tu học, tư duy đúng Pháp Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa, biên chết, giảng thuyết, làm cho được lưu bố rộng đại thì các Bồ Tát này ở đời đương lai siêng năng tìm cầu Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa sâu xa không dừng nghỉ, và người đó đối với Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa có lúc đạt được, có lúc chẳng đạt được chăng? Phật Bảo Xá Lợi Tử Các Bồ Tát này thường tìm cầu Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa sâu xa không dừng nghỉ, thì tất cả mọi lúc đều đạt được, không có lúc nào không được. Hoặc có lúc không cầu nhưng cũng tự nhiên đạt được, vì chiêu Phật, Bồ Tát thường hộ niệm vậy. Xá Lợi Tử Bạch Phật Các Bồ Tát này đối với kinh điển tương ưng Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa, tất cả mọi lúc đều đạt được, không có lúc nào không đạt được, hay là đối với kinh điển tương ưng với Sáu Pháp-Ba-La-Mật-Đa cũng có thể thường đạt được. Bây giờ, Phật bảo Xá Lợi Tử Nếu các Bồ Tát thường đối với kinh điển tương ưng với Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa rộng mảnh tinh cầu, chẳng nghĩ đến thân mạng mà có lúc chẳng đạt được các kinh điển khác, thì không có điều ấy. Vì sao? Xá Lợi Tử Vì các Bồ Tát này vì hướng đến quả vị vô thường chánh đẳng Bồ Đệ mà chỉ dạy, khuyến khích, giác dịu, khen nợi, khít lệ, chúc mừng các loài hữu tình, làm cho thòi trì, đọc tụng kinh điển tương ưng Bát Nhã-Ba-La-Mật-Đa và kinh điển khác. Cũng chính mình ở trong đó siêng năng tu học, nhờ năng lực của phước đó nên tùy theo sanh ra ở chỗ nào, tự nhiên thường gặp kinh điển tương ưng với Ba-La-Mật-Đa sâu xa và các kinh điển khác tương ưng với sáu Pháp Ba-La-Mật, thường không xả bỏ. 11. Phẩm Ma Sự Bấy giờ cụ thọ thiện hiện bạch Phật. Thế tôn dạy các thiện nam tử V, V, trụ Bồ Tát thừa là khi tu thiện Pháp có các việc ma xảy ra. Thế nào là việc ma của Bồ Tát? Phật bảo thiện hiện Nếu các Bồ Tát muốn diễn nói Pháp yếu nhưng biện luận lâu mới phát sanh thì Bồ Tát nên biết đó là việc ma. Hoặc vừa diễn nói Pháp yếu, biện luận sanh liền, Bồ Tát nên biết đó là việc ma. Hoặc nói Pháp yếu biện luận sanh quá mức, Bồ Tát nên biết đó là việc ma. Hoặc điều muốn nói chưa hết bèn ngưng, Bồ Tát nên biết đó là việc ma. Hoặc nói Pháp yếu ngôn từ lẫn lộn, Bồ Tát nên biết đó là việc ma. Hoặc nói Pháp yếu ngôn từ gián đoạn, Bồ Tát nên biết đó là việc ma. Hoặc khi nói Pháp, các việc ngang trái khởi lên, làm cho điều muốn nói chẳng được vừa lộn, Bồ Tát nên biết đó là việc ma. Lại nữa, thiện hiện Nếu các Bồ Tát khi biên chép về, về, kinh điển tương tương với bác nhã Ba-la-mật-đa sâu xa thì hoặc uống mình, ở ngát, hoặc cười giỡn với nhau, hoặc khiêm chê lẫn nhau, hoặc thân tâm giao động, hoặc thất niệm tán loạn, hoặc văn cứu đảo ngược, hoặc lầm lẫn nghĩa lý, hoặc tâm chẳng được thấm nhung vị ngon chất bổ nên sanh nhàm chán, xả bỏ, hoặc việc ngang trái trợt phát sanh, hoặc trái chống lẫn nhau. Do những việc như thế, việc làm chẳng thành tựu, Bồ Tát nên biết đó là việc ma. Lại nữa, thiện hiện Nếu các Bồ Tát khi nghe thuyết kinh tương tương với bác nhã Ba-la-mật-đa hoặc nghĩ, ta ở trong đó chẳng được nhận thọ ký thì nghe làm gì? Hoặc nghĩ, trong đó chẳng nói đến tên của chúng ta thì nghe làm gì? Hoặc nghĩ, trong đó chẳng nói thành ấp, phóm làng, nơi sành quán của chúng ta thì nghe làm gì? Do những duyên này, tâm không thanh tịnh, liền rời chỗ ngồi đứng dậy, nhảm chán bỏ đi, không có lòng quyến luyến, đoái tưởng. Bồ Tát nên biết đó là việc ma. Thiện hiện nên biết Nếu các Bồ Tát khi nghe thuyết kinh điển tương tương với bác nhã Ba-la-mật-đa, tâm không thanh tịnh, nhảm chán bỏ đi thì theo chỗ người kia đã khởi tâm không thanh tịnh nhảm chán bỏ kinh này, các bước chân đi nhiều hay ít, bèn giảm chừng ấy kiếp số công đức, bị chừng ấy kiếp số tội chứng ngại bồ đề. Chịu tội kia xong, phải trở lại chừng ấy thời gian phát tâm siêng năng tinh tiếng tu hành Bồ Tát mới có thể phục hồi lại như xưa, thế nên gọi đó là việc ma của Bồ Tát. Lại nữa, thiện hiện Nếu các Bồ Tát xả bỏ kinh điển tương ưng với bác nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, có thể đưa đến trí nhất thiết trí, trở lại học các kinh điển khác, tùy thuận nhị thừa, chẳng thể đưa đến trí nhất thiết trí, xả bỏ cội gốc, viên theo nhánh lá, thì Bồ Tát nên biết đó là việc ma. Vì sao? Vì kinh điển tương ưng với bác nhã Ba-la-mật-đa sâu xa có thể phát sanh công đức thù thắng thế gian, suốt thế gian của Bồ Tát. Do đó có thể đưa đến trí nhất thiết trí. Nếu học kinh điển tương ưng bác nhã Ba-la-mật-đa thì chính là học công đức thù thắng thế gian, suốt thế gian của Bồ Tát, màu có thể đưa đến trí nhất thiết trí. Thiện hiện nên biết. Như con chó đói ngu ngốc bỏ chủ nuôi, lại đi theo kẻ tôi tới mà cầu kiếm ăn. Cũng thế, tương lai có các Bồ Tát bỏ bác nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, cầu học kinh điển tương ưng với nhị thừa. Hàng ngu si này bỏ gốc tiền nọn, chẳng bao giờ có thể đắc trí nhất thiết trí. Lại nữa, thiện hiện. Ví như có người muốn xem vóc dáng lớn nhỏ, loài hình tốt xấu của hương tượng, gặp được hương tượng chẳng xem, lại tìm dấu chân của nó, nên biết, loài người như thế rất là ngu si. Cũng vậy, tương lai có các Bồ Tát bỏ bác nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, tiền học kinh điển tương ưng với nhị thừa. Hàng ngu si này bỏ gốc tiền nọn, chẳng bao giờ có thể đắc trí nhất thiết trí. Lại nữa, thiện hiện. Ví như có người vì tiền ngọc báo nên ra tới biển lớn, đến được bờ biển, không vào biển lớn, lại xem xét dấu chân trâu, nghĩ, lượng sâu rộng của nước trong biển cả đâu bằng đây. Trong đây lẽ đáng cũng có các ngọc báo. Nên biết, hàng người như thế rất là ngu si. Cũng vậy, tương lai có các Bồ Tát bỏ bác nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, tiền học kinh điển tương ưng với nhị thừa. Hàng ngu si này bỏ gốc tiền nọn, chẳng bao giờ có thể đắc trí nhất thiết trí. Lại nữa, thiện hiện. Như có thợ khéo, hoặc học trò của ông ta muốn tạo cung điện lớn như cung điện Thù Thắng của trời Ê Thích. Thấy cung điện kia xong, nhưng lại làm theo mô hình cung điện Nhật Nguyệt. Nên biết, hàng người như thế rất là ngu si. Cũng vậy, tương lai có các Bồ Tát bỏ bác nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, tiền học kinh điển tương ưng với nhị thừa. Hàng ngu si này bỏ lớn tiền nhỏ, chẳng bao giờ có thể đắc trí nhất thiết trí. Lại nữa, thiện hiện. Như có người muốn thấy Chuyển Luân Thánh Vương, thấy rồi chẳng nhận biết, bỏ đi nơi khác. Thấy vua nước nhỏ, xem xét hình tướng của vua đó và nghĩ, hình tướng, uy đức của Chuyển Luân Thánh Vương đâu hơn người này. Nên biết, người đó rất là ngu si. Cũng vậy, tương lai có các Bồ Tát bỏ bác nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, tiền học kinh điển tương ưng với nhị thừa. Hàng ngu si này bỏ hơn tiền kém, chẳng bao giờ có thể đắc trí nhất thiết trí. Lại nữa, thiện hiện. Như có người đói, được bữa ăn ngon có trăm vị, lại bỏ đi tiền cầu cơm của loại lúa sáu mươi ngày. Nên biết, người kia rất là ngu si. Cũng vậy, tương lai có các Bồ Tát bỏ bác nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, tiền học kinh điển tương ưng với nhị thừa. Hàng ngu si này bỏ hơn cầu kém, chẳng bao giờ có thể đắc trí nhất thiết trí. Lại nữa, thiện hiện. Như có người nghèo được ngọc báo vô giá, bỏ không lấy, mà trở lại lấy thủy tinh. Nên biết, người đó rất là ngu si. Cũng vậy, tương lai có các Bồ Tát bỏ bác nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, tiền học kinh điển tương ưng với nhị thừa. Người ngu si đó bỏ hơn lấy kém, chẳng bao giờ có thể đắc trí nhất thiết trí. Lại nữa, thiện hiện. Có các Bồ Tát hoặc ngay khi biên chết, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập kinh điển tương ưng bác nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nhiều biện luận bổng phát sanh, cưa nói vô số pháp môn sai khác, làm cho biên chết về, về, không được hoàn tất, thì Bồ Tát nên biết đó là việc ma. Khi ấy, thiện hiện bạch Phật. Bạch Thế Tôn Bác nhã Ba-la-mật-đa sâu xa có thể biên chết được chăng? Thế Tôn bảo thiện hiện. Chẳng được. Nếu thiện nam tử V, V, trụ Bồ Tát thừa, khi biên chết V, V, kinh điển tương ưng với bác nhã Ba-la-mật-đa, nghĩ, ta dùng văn tử biên chết bác nhã Ba-la-mật-đa, văn tử như chính là bác nhã Ba-la-mật-đa, hoặc nương văn tử chấp có bác nhã Ba-la-mật-đa, Bồ Tát nên biết đó là việc ma. Bây giờ nên dạy Bồ Tát kia, ông không nên chấp có văn tử, có thể biên chết bác nhã Ba-la-mật-đa. Nếu chấp như thế đó là việc ma. Nếu bỏ chấp này thì liền bỏ việc ma. Lại nữa, thiện hiện. Nếu khi các Bồ Tát biên chết, phỏ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn thuyết kinh điển tương ưng bác nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, hoặc nghĩ đến cõi nước, thành ấp, vương đô, phương hướng, nơi trốn, thầy bạn, hoặc nghĩ cha mẹ, vợ con, quyến thuộc, bè bạn, vua tôi, hoặc nghĩ trồng cước, các trầm thú hung dữ, người ác, quỷ ác, hoặc nghĩ nhiều người hội hợp, mua hát, dạo chơi, đền ân trả oán, hoặc nghĩ cơm ăn áo mặt, dừng nằm vào những cù cải xa. Hoặc nghĩ làm ra tụng văn thơ luận, hoặc nghĩ thời, tiết nóng lạnh, mùa màng đắc thất, hoặc nghĩ vôi ngựa, các việc nước lửa v, v, hoặc nghĩ các sự nhiệt khác đã tạo v, v, thì Bồ Tát nên biết đó là việc ma. Lại nữa, thiện hiện. Nếu các Bồ Tát khi điên chết, họ trị, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn thuyết kinh tương ưng với Bát Nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, được danh lợi và cung kính, cũng dường nhiều, người đó do nhân duyên này bỏ sự nghiệp đã tạo. Bồ Tát nên biết, đó là việc ma. Lại nữa, thiện hiện. Nếu các Bồ Tát khi điên chết, họ trị, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn thuyết kinh điển tương ưng với Bát Nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, ác ma phương tiện đem các thứ sách luận nghị thế tục, hoặc là kinh điển tương ưng với nghị thừa trao cho Bồ Tát đó và nói thế này, kinh điển điên chết này nhĩ lý thăm áo, nên siêng năng tu học, bỏ các thứ kinh đã học kia đi. Nếu Bồ Tát này phương tiện thiện xảo thì không nên nhận, vì kinh sách khi chẳng thể đưa đến trí nhất thiết trí. Nếu Bồ Tát này nhận kinh sách ác ma đã trao, bỏ kinh đang học thì Bồ Tát nên biết, đó là việc ma. Lại nữa, thiện hiện. Người nghe Pháp, muốn nghe Bát Nhã Ba-la-mật-đa, người nói Pháp, ưa thích lười biến, không muốn nói, hoặc người dưới trái nhau với người trên, hai bên không hòa hiệp, chẳng đạt được giảng thuyết và lãnh thọ. Bồ Tát nên biết, đó là việc ma. Lại nữa, thiện hiện. Người nghe Pháp có đủ khả năng nhớ hiểu, ưa nghe Bát Nhã Ba-la-mật-đa. Người thuyết Pháp muốn đi đến phương khác, không nói cho người đó, hoặc người dưới trái nhau với người trên, hai bên không hòa hiệp, không đạt được việc giảng thuyết và lãnh thọ. Bồ Tát nên biết, đó là việc ma. Lại nữa, thiện hiện. Người thuyết Pháp ưa chuộng danh lợi, người nghe Pháp không muốn ban cho, hoặc người dưới trái nhau với người trên, hai bên không hòa hiệp, không đạt được việc giảng thuyết và lãnh thọ. Bồ Tát nên biết, đó là việc ma. Lại nữa, thiện hiện. Người nghe Pháp có tâm tin ưa, muốn nghe Bát Nhã Ba-la-mật-đa, người thuyết Pháp học tụng không thông suốt, không thể thuyết, hoặc người thuyết Pháp đọc tụng thông suốt, ưa thuyết cho người. Người nghe Pháp nghi không thông suốt, không muốn lắng nghe, lãnh thọ. Hai bên không hòa hiệp, không đạt được việc thuyết và nghe. Bồ Tát nên biết, đó là việc ma. Lại nữa, thiện hiện. Người thuyết Pháp ưa thuyết Bát Nhã Ba-la-mật-đa sâu xa cho người. Người nghe Pháp không muốn nghe và lãnh thọ, hoặc trái nhau với người trên, hai bên không hòa hiệp, không đạt được thuyết và nghe. Bồ Tát nên biết, đó là việc ma. Lại nữa, thiện hiện. Người nghe Pháp ưa nghe Bát Nhã Ba-la-mật-đa, người nói Pháp thân thể quá mệt mỏi, bị buồn ngủ che lấp, không thể thuyết, hoặc trái nhau với người trên, hai bên không hòa hiệp, không đạt được việc thuyết và nghe. Bồ Tát nên biết, đó là việc ma. Lại nữa, thiện hiện. Nếu các Bồ Tát khi điên chết, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn thuyết kinh điển tương tương với Bát Nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, hoặc có người đến nói các thứ việc khổ nơi Ba nẻo ác, khuyên bỏ bồ đề, hoặc có người đến nói các thứ việc vui ở nẻo trời người, đều là vô thường, khổ, không, vô ngã, khuyên vào niết bàn. Người kêu do lời này nên việc điên chết v.v. không được trốt tráo, trong lòng buồn khổ. Bồ Tát nên biết, đó là việc ma. Lại nữa, thiện hiện. Người thuyết Pháp ưa thống lãnh độ chúng, thích lo toan việc của người, không lo việc mình. Người nghe Pháp một đời không hệ lụy, chuyên sử việc mình, chẳng lo việc của người, hoặc trái nhau với người trên, hai bên không hòa hợp, không đạt được việc thuyết và nghe. Bồ Tát nên biết, đó là việc ma. Lại nữa, thiện hiện. Người thuyết Pháp ưa thích chỗ huyên náo tạp nhỉn, người nghe Pháp không ưa thích chỗ huyên náo tạp nhỉn, hoặc trái nhau với người trên, hai bên không hòa hợp, không đạt được việc thuyết và nghe. Bồ Tát nên biết, đó là việc ma. Lại nữa, thiện hiện. Người thuyết Pháp muốn đi đến phương khác, chỗ nguy hại thân mạng, người nghe Pháp sợ mất thân mạng, không muốn cùng đi, hoặc trái nhau với người trên, hai bên không hòa hợp, không đạt được việc thuyết và nghe. Bồ Tát nên biết, đó là việc ma. Lại nữa, thiện hiện. Người thuyết Pháp muốn đi đến phương khác, nơi quốc độ có nhiều giặc cướp, bệnh tật, đói khát. Người nghe Pháp lo sợ khó khăn gian khổ kia, không chịu cùng đi, hoặc trái nhau với người trên, hai bên không hòa hợp, không đạt được việc nói và nghe. Bồ Tát nên biết, đó là việc ma. Lại nữa, thiện hiện. Người thuyết Pháp muốn đi đến phương khác, đi qua đường xá, đồng hoang hiểm trở, nhiều giặc cướp và những kẻ hàng thịt, ác thú, thợ săn, rắn độc V, V, đáng sợ. Người nghe Pháp muốn đi theo người đó. Người nói Pháp phương tiện thử, người này vì lẽ gì vô cớ theo ta muốn đi đến các chỗ hiểm nạn như thế. Nên suy nghĩ kỹ, chở để sau lo buồn, hối hận. Người nghe Pháp nghe xong, nghĩ, thầy này đúng là không muốn cho ta đi theo. Giả sử ta cố đi theo, chắc gì được nghe Pháp. Do nhân duyên này, không đi theo vị thầy ấy, hai bên không hòa hợp, không đạt được việc thuyết và nghe. Bồ Tát nên biết, đó là việc ma. Lại nữa, thiện hiện. Người thuyết Pháp có nhiều thí chủ, thường theo tiếng đưa, đón trước nhau. Người nghe Pháp đến xin thuyết bát nhã Ba-la-mật-đa, hoặc xin biên chết, thọ thị, đọc tụng V, V, đúng như lời dạy tu hành. Người kia vì nhiều duyên sự làm trở ngại nên không rảnh để chỉ dạy, người nghe Pháp sanh lòng giận hờn. Sau tuy dạy cho nhân không nghe nhận, hai bên không hòa hợp, không đạt được việc dạy trao, nghe nhận, biên chết, thọ thị, đọc tụng, tu tập V, V. Bát nhã Ba-la-mật-đa sâu xa. Bồ Tát nên biết, đó là việc ma. Lại nữa, thiện hiện. Có các ác ma biến làm các thứ hình tướng đến chỗ Bồ Tát, phương tiện phá hoại, làm cho kinh điển tương tương với bát nhã Ba-la-mật-đa sâu xa không được biên chết, thọ thị, đọc tụng, tu tập, tư duy và giảng thuyết cho người. Thế nên, này thiện hiện. Thiện nam tử V, V, trụ Bồ Tát thừa, khi biên chết, thọ thị V, V. Bát nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, có sự trở ngại, Bồ Tát nên biết, đó đều là việc ma. Cụ thỏ thiện hiện Bạch Phật Bạch Thế Tôn Do duyên gì ác ma biến làm các hình tướng đến chỗ Bồ Tát phương tiện phá hoại, làm cho kinh điển tương tương với bát nhã Ba-la-mật-đa không được biên chết cho đến giảng thuyết V, V. Phật Bảo thiện hiện Bát nhã Ba-la-mật-đa sâu xa có thể sanh trí nhất thiết trí của Như Lai, trí nhất thiết trí sanh ra Phật giáo, Phật giáo có thể sanh ra diệu tuệ của hữu tình, diệu tuệ của hữu tình có thể chứng vô biên các sự giúp trừ phiền não, phiền não giúp thì tất cả ác ma không làm gì được. Các ác ma kia không làm gì được nên sanh buồn khổ như bị tên găm vào tim. Chúng nghĩ ta chớ để cho bát nhã Ba-la-mật-đa sâu xa này làm trống khuyết cảnh giới của ta, cho nên ác ma biến làm các hình tướng đến chỗ Bồ Tát phương tiện phá hoại, làm cho kinh điển tương tương bát nhã Ba-la-mật-đa không được biên chết cho đến giảng thuyết. Cụ thọ thiện hiện Bạch Phật Bạch Thế Tôn Ác ma biến làm các hình tướng đến chỗ Bồ Tát phương tiện phá hoại như thế nào? Phật Bảo thiện hiện Có các ác ma biến làm các hình tướng đến chỗ Bồ Tát phương tiện phá hoại, làm cho người đó nhàm chán, hủy bỏ bát nhã Ba-la-mật-đa sâu xa. Nghĩa là nói thế này, ông đã tụng tập kinh điển vô tướng, chẳng phải chân thật bát nhã Ba-la-mật-đa. Ta đã tụng học kinh điển hữu tướng là chân thật bát nhã Ba-la-mật-đa. Khi mà nói lời ấy, có các Bồ Tát chưa được thỏ ký, liền sanh tâm nghi ngờ kinh điển bát nhã Ba-la-mật-đa sâu xa. Do nghi ngờ nên sanh nhàm chán, hủy bán kinh điển bát nhã Ba-la-mật-đa. Do nhàm chán, hủy bán nên không viên chép cho đến diễn thuyết v.v. Bồ Tát nên biết, đó là việc ma. Lại nữa, thiện hiện. Có các ác ma biến làm các hình tướng đến chỗ Bồ Tát, thư Bồ Tát, các chúng Bồ Tát hành bát nhã Ba-la-mật-đa sâu xa chỉ chứng niết bàn, được quả thanh văn, hoặc chứng đắc độc giác bồ đệ, nhưng chắc chắn không thể chứng đắc Phật quả, thì vì lý do gì lúng bày những việc nhọc nhăn này. Bồ Tát nên biết, đó là việc ma. Phẩm chân như Lại nữa, thiện hiện. Khi biên chép v.v. Bát nhã Ba-la-mật-đa sâu xa có nhiều việc ma làm trở ngại, Bồ Tát nên biết rõ. Biết rõ rồi, siêng năng tinh tấn, nghĩ đúng, biết đúng, phương tiện sa lia. Khi ấy thiện hiện Bạch Phật. Bạch Thế Tôn. Đúng vậy. Bạch Thiện Thệ. Đúng vậy. Khi biên chép v.v. Bát nhã Ba-la-mật-đa sâu xa có nhiều sự trở ngại. Ví nhân Ngọc Thần Báo lớn vô giá khó được đầy đủ, lại nhiều giặc cước. Cũng vậy, Bát nhã Ba-la-mật-đa lý thú sâu xa, đầy đủ công đức thù thắng nên các chúng Bồ Tát khi biên chép v.v. có nhiều ác ma làm trở ngại. Mặc dù chúng có ý muốn xấu ác nhưng không thể thành tựu. Vì sao? Vì có người ngu si mới bị ma làm mê hoặc. Thiện Nam tử v.v. mới học Đại Thừa, khi biên chép v.v. Bát nhã Ba-la-mật-đa sâu xa cũng bị trở ngại. Phật Bảo Thiện Hiện. Đúng như vậy. Đúng như vậy. Có người ngu si, phước tuệ mỏng kém, không tin ư pháp rộng lớn. Thiện Nam tử v.v. mới học Đại Thừa, khi biên chép v.v. Bát nhã Ba-la-mật-đa sâu xa bị trở ngại. Ở tương lai, có người ngu si, phước tuệ mỏng kém, tự mình không thể tin ư Bát nhã Ba-la-mật-đa, thấy người khác khi biên chép v.v. kim kia, nương hoa lực của ma làm cho trở ngại. Nên biết, hàng người như thế mắc tội vô biên, lương hội nhiều kiếp, chịu các khổ kịch liệt. Lại nữa, Thiện Hiện. Nếu các Bồ Tát khi biên chép v.v. Bát nhã Ba-la-mật-đa sâu xa không bị các việc ma, nên biết đều là nhờ năng lực quai thần của Phật. Vì sao? Vì quyến thủ của ác ma mặc dù siêng năng, phương tiện muốn làm trở ngại Bát nhã Ba-la-mật-đa nhưng các đức như lai ứng chánh đẳng giác cũng siêng năng phương tiện hộ niệm, bảo vệ, làm cho những người biên chép v.v. không bị các trở ngại. Lại nữa, Thiện Hiện. Ví như người phụ nữ có nhiều con trái, hoặc năm, hoặc mười, cho đến trăm ngàn, người mẹ bị bệnh, các con mỗi người đều siêng năng tiền kiếm thuốc chữa, họ nghĩ làm cách nào để bệnh của mẹ ta được lành, thân thể khỏe mạnh, tên tuổi không bị diệt mất, sống lâu, an vui, chẳng thọ khổ. Các thứ vui đẹp đều quy về mẹ ta. Vì sao? Vì mẹ sinh đẻ, nuôi nấn chúng ta, chỉ dạy công việc thế gian rất là khó nhọc. Nghĩ như thế xong, họ tranh nhau bày phương tiện, tìm việc yên ổn, che chở thân mẹ, chẳng để cho mũi mông, rắn trít, bọ cạp, mưa gió, nhân phi nhân v.v. không đáng ưa xuất chạm, siêng năng gia sức chữa trị, làm cho khỏi hãng bệnh, sáu căng thanh tịnh, không có các buồn khổ. Lại dùng các thứ nhạc cụ thượng dịu cung kính, cúng dường và nói thế này, mẹ ta sinh đẻ, nuôi dưỡng, thương xót chúng ta, dạy bảo chỉ vệ tất cả sự nghiệp thế gian. Chúng ta lẽ nào không đền ân mẹ? Cũng vậy, như lai ứng chánh đẳng giác thường dùng vô số phương tiện thiện xảo hộ niệm bác nhã ba la mật đa. Người nào thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn thuyết, hoặc điên chép v.v. thì như lai dùng vô số phương tiện ân cần hộ niệm, làm cho không tổn hại. Tất cả như lai ứng chánh đẳng giác trong các thế giới khác hiện tại ở mười phương thương xót, làm lợi ích an vui các thử tình, cũng dùng vô số phương tiện thiện xảo hộ niệm bác nhã ba la mật đa, làm cho các ác ma không thể hủy diệt, trụ lâu làm lợi ích an vui cho tất cả thế gian. Vì sao? Vì bác nhã ba la mật đa có thể sinh như lai ứng chánh đẳng giác, hay có thể hiện bày rõ ràng đúng đắn trí nhất thiết trí, có thể chỉ dạy thật tướng của các pháp thế gian. Trí nhất thiết trí cũng từ đó mà sanh ra. Thiện hiện nên biết, chư Phật ba đời đều nương bác nhã ba la mật đa sâu xa như thế, xiên năng tinh tấn tu học, chìm đắc quả vị vô thường chánh đẳng bộ đệ. Thế nên, bác nhã ba la mật đa có thể sinh như lai ứng chánh đẳng giác, có thể hiện bày rõ ràng đúng đắn trí nhất thiết trí, có thể chỉ dạy thật tướng của các pháp thế gian. Khi ấy, thiện hiện bạch Phật. Bạch Thế Tôn Thế nào là bác nhã ba la mật đa có thể chỉ dạy thật tướng của các pháp thế gian? Phật Giảng Thuyết Pháp nào gọi là thế gian? Phật Bảo Thiện Hiện Phật Thuyết Năm Quẩn gọi là thế gian. Bác nhã ba la mật đa sâu xa có thể chỉ dạy thế gian sắc V, V, Năm Quẩn không có tướng biến đổi, hư hoại, nên nói bác nhã ba la mật đa có thể chỉ thật tướng các pháp thế gian. Vì sao? Vì sắc V, V, Năm Quẩn không có tự tánh, nên gọi là không, vô tướng, vô nguyện, tức chân pháp giới. Chẳng phải các pháp không V, V, có thể biến đổi, hư hoại, nên nói bác nhã ba la mật đa có thể chỉ dạy thật tướng các pháp thế gian. Lại nữa, thiện hiện. Tất cả như lai ứng chánh đẳng giác đều nương bác nhã ba la mật đa có thể chứng biết khắp vô lượng vô số, vô biên hữu tình, trình bày vô số tâm hạnh sai khác, nên nói bác nhã ba la mật đa có thể chỉ bày thật tướng các pháp thế gian. Lại nữa, thiện hiện. Tất cả như lai ứng chánh đẳng giác đều nương bác nhã ba la mật đa như thật chứng biết tán tâm của vô lượng, vô số, vô biên hữu tình, vì do pháp tánh nên không có tánh tán tâm cũng như lực tâm, vì tận diệt, vì lìa xa nên không có tánh lực tâm. Các tâm có tham, theo tánh như thật thì chẳng phải có tâm tham. Các tâm có sân, theo tánh như thật thì chẳng phải có tâm sân. Các tâm có si, theo tánh như thật thì chẳng phải có tâm si. Trong các sự lìa tâm tham, chẳng phải có các sự lìa. Trong các sự lìa tâm sân, chẳng phải có các sự lìa. Trong các sự lìa tâm si, chẳng phải có các sự lìa. Có tâm rộng lớn không tăng không giảm cũng chẳng phải xa lìa, vì đã xa lìa nên không có tánh tâm rộng lớn, không đến, không đi, cũng không trụ vào đâu, vì không có tánh tâm lớn. Các tâm là vô lượng, không sanh, không diệt, không trụ, không khác, không chỗ nương tựa, giống như hư không trọng lớn. Chẳng phải tâm vô lượng, các tâm vô kiến vì không có tướng có thể đắt, vì xa lìa các thứ cảnh. Chẳng phải tâm vô kiến, vì chẳng thể thấy tâm. Chẳng phải cảnh của ba loại mắt, vì không có tánh của tâm nên không có tâm tánh. Chẳng phải là chẳng thể thấy tâm. Do những nghĩa như thế nên nói Bác Nhã-Ba-La-Mật-Đa có thể chỉ bày thật tướng các Pháp thế gian. Lại nữa, thiện hiện. Tất cả như lai ứng chánh đẳng giác đều nương Bác Nhã-Ba-La-Mật-Đa, chỉ biết như thật vô lượng, vô số, vô biên hữu tình, hoặc xuất hiện, hoặc ẩn mất, nghĩa là biết như thật tâm, tâm sở Pháp của loài hữu tình kia, hoặc xuất hiện, hoặc ẩn mất, đều nương sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà sanh ra, nghĩa là tâm, tâm sở Pháp của các hữu tình. Hoặc có người nương sắc, thọ, tưởng, hành, thức, chấp như lai sau khi nhuyết bàn, hoặc có, hoặc chẳng có, hoặc cũng có, cũng chẳng có, hoặc chẳng phải có, chẳng phải không có. Chính đây là chắc thật, ngoài ra đều hư dối. Hoặc có người nương sắc, thọ, tưởng, hành, thức, chấp ngã và thế gian hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc cũng thường, cũng vô thường, hoặc chẳng phải thường, chẳng phải vô thường. Chính đây là chắc thật, ngoài ra đều hư dối. Hoặc có nương sắc, thọ, tưởng, hành, thức, chấp ngã và thế gian, hoặc có biên giới, hoặc không biên giới, hoặc cũng có biên giới, cũng không biên giới, hoặc chẳng phải có biên giới, chẳng phải không biên giới. Chính đây là chắc thật, ngoài ra đều hư dối. Hoặc có nương sắc, thọ, tưởng, hành, thức, chấp mạng giả chính là thân, hoặc là khác thân. Chính đây là chắc thật, ngoài ra đều hư dối. Như vậy, này thiện hiện. Tất cả như lai ứng chánh đặng giác đều nương bát nhã ba la mật đa chứng biết như thật vô lượng, vô số, vô biên hữu tình hoặc xuất hiện, hoặc ẩn mất. Lại nữa, thiện hiện. Tất cả như lai ứng chánh đặng giác đều nương bát nhã ba la mật đa chứng biết như thật vô lượng, vô số, vô biên hữu tình hoặc xuất hiện, hoặc ẩn mất, nghĩa là biết như thật các sắc, thọ, tưởng, hành, thức có ra đều như chân như, không hay không khác. Thiện hiện nên biết. Chân như của nhiều lai tức là chân như năm vững. Chân như năm vững tức là chân như thế gian. Chân như thế gian tức là chân như tất cả pháp. Chân như tất cả pháp tức là chân như quả dự lưu. Chân như quả dự lưu tức là chân như quả nhất lai. Chân như quả nhất lai tức là chân như quả bất hoàng. Chân như quả bất hoàng tức là chân như quả A-la-háng. Chân như quả A-la-háng tức là chân như độc giác Bồ-đề. Chân như độc giác Bồ-đề tức là chân như tất cả hành đại Bồ-Tát. Chân như tất cả hành đại Bồ-Tát tức là chân như của quả vị vô thường chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật. Chân như quả vị vô thường chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật tức là chân như của tất cả như lai ứng chánh đẳng giác. Chân như tất cả như lai ứng chánh đẳng giác tức là chân như của tất cả hữu tình. Thiện hiện nên biết. Chẳng phải một, chẳng phải khác, không cùng tận, không hai, cũng không hai phần, không thể phân biệt. Thiện hiện nên biết. Tất cả như lai ứng chánh đẳng giác đều nương bác nhã Ba-la-mật-đa, chứng trốt tráo chân như tất cả Pháp mới đắc quả vị vô thường chánh đẳng Bồ-đề. Do vậy nên nói bác nhã Ba-la-mật-đa sâu xa có thể sanh như lai ứng chánh đẳng giác, là mẹ của như lai, thường chỉ dạy thật tướng các Pháp thế gian cho như lai ứng chánh đẳng giác. Thiện hiện nên biết. Tất cả như lai ứng chánh đẳng giác đều nương bác nhã Ba-la-mật-đa có thể hiểu biết như thật chân như các Pháp, tảnh không hư dối, tảnh không biến đổi. Do hiểu biết như thật tướng chân như nên gọi danh hiệu như lai ứng chánh đẳng giác. Cụ thọ thiện hiện bạch Phật. Bạch Thế Tôn. Bác nhã Ba-la-mật-đa sâu xa chứng chân như, tảnh không hư dối, tảnh không biến đổi, rất là sâu xa, khó thấy, khó biết. Tất cả như lai ứng chánh đẳng giác đều dùng các Pháp chân như, tảnh không hư dối, tảnh không biến đổi như thế để tuyên thuyết, chỉ vậy, phân biệt rõ ràng tất cả hành của Đại Bồ-Tát, của quả vị vô thường chánh đẳng Bồ-đệ của Chiêu Phật. Chân như tảnh không hư dối, tảnh không biến đổi như thế, ai có thể tin hiểu. Chỉ có Đại Bồ-Tát bớt thối chuyển và Đại A-la Hán viên mãn các nguyện cùng các thiện nam tử V, V, đầy đủ chánh kiến, nghe Phật thuyết chân như sâu xa tảnh không hư dối, tảnh không biến đổi, có thể sanh tin hiểu. Như lai nương vào tảnh chân như, tự mình chứng đắc, phân biệt chỉ rõ cho người kia. Phật bảo thiện hiện. Đúng như vậy. Đúng như vậy. Vì sao? Vì chân như vô tận nên sâu xa. Chỉ có như lai hiện đẳng chánh giác mới có thể tuyên thuyết chỉ dạy cho chúng Đại Bồ-Tát, làm cho họ phát sanh tin hiểu về tướng chân như sâu xa vô tận. Thiện hiện nên biết. Sắc vô tận nên chân như vô tận. Sắc sâu xa nên chân như sâu xa. Sắc cùng với chân như không sai khác. Thọ, tưởng, hành, thức vô tận nên chân như vô tận. Thọ, tưởng, hành, thức sâu xa nên chân như sâu xa. Thọ, tưởng, hành, thức cùng chân như không sai khác. Thiện hiện nên biết. Nhãn xứ vô tận nên chân như vô tận. Nhãn xứ sâu xa nên chân như sâu xa. Nhãn xứ cùng chân như không sai khác. Nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý xứ vô tận nên chân như vô tận. Nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý xứ sâu xa nên chân như sâu xa. Nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý xứ cùng chân như không sai khác. Thiện hiện nên biết. Sắc xứ vô tận nên chân như vô tận. Sắc xứ sâu xa nên chân như sâu xa. Sắc xứ cùng chân như không sai khác. Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô tận nên chân như vô tận. Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ sâu xa nên chân như sâu xa. Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng chân như không sai khác. Thiện hiện nên biết. Nhãn giới vô tận nên chân như vô tận. Nhãn giới sâu xa nên chân như sâu xa. Nhãn giới cùng chân như không sai khác. Nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý giới vô tận nên chân như vô tận. Nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý giới sâu xa nên chân như sâu xa. Nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý giới cùng chân như không sai khác. Thiện hiện nên biết. Sắc giới vô tận nên chân như vô tận. Sắc giới sâu xa nên chân như sâu xa. Sắc giới cùng chân như không sai khác. Thanh, hương, vị, xúc, pháp giới vô tận nên chân như vô tận. Thanh, hương, vị, xúc, pháp giới sâu xa nên chân như sâu xa. Thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cùng chân như không sai khác. Thiện hiện nên biết. Nhãn thức giới vô tận nên chân như vô tận. Nhãn thức giới sâu xa nên chân như sâu xa. Nhãn thức giới cùng chân như không sai khác. Nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý thức giới vô tận nên chân như vô tận. Nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý thức giới sâu xa nên chân như sâu xa. Nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý thức giới cùng chân như không sai khác. Thiện hiện nên biết. Tất cả pháp vô tận nên chân như vô tận. Tất cả pháp sâu xa nên chân như sâu xa. Tất cả pháp cùng chân như không sai khác vậy. Thể nên chân như rất khó tin hiểu. Hãy subscribe cho kênh Ghiền Mì Gõ Để không bỏ lỡ những video hấp dẫn