Home Page
cover of Thị trường quốc phòng Đông Nam Á đầu thập niên thứ 3, thế kỷ XXI và dự báo những năm tiếp theo
Thị trường quốc phòng Đông Nam Á đầu thập niên thứ 3, thế kỷ XXI và dự báo những năm tiếp theo

Thị trường quốc phòng Đông Nam Á đầu thập niên thứ 3, thế kỷ XXI và dự báo những năm tiếp theo

nghiencuuchienluocnghiencuuchienluoc

0 followers

00:00-18:07

Đằng sau những mặt tích cực của toàn cầu hóa cũng chứa đựng đầy rẫy những nguy cơ, thách thức cho các quốc gia đang phát triển, từ việc lệ thuộc vào các nước lớn, sau đó bị chi phối về chính trị, dần dần dẫn đến mất quyền tự chủ. Nhận thức được những nguy cơ đó, trong những năm gần đây, các quốc gia ASEAN không ngừng củng cố an ninh quốc phòng nhằm bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới. Điều ngày khiến thị trường quốc phòng Đông Nam Á ngày càng có nhiều chuyển biến mới.

9
Plays
0
Shares

Audio hosting, extended storage and much more

AI Mastering

Transcription

Global economic globalization is a necessary trend in the 21st century, promoting international trade integration and strengthening international institutions. However, it also poses risks and challenges for developing countries, such as dependence on larger nations and loss of autonomy. ASEAN countries have been strengthening their defense and security to protect their national interests. The defense market in Southeast Asia is growing rapidly, driven by foreign investments. These countries focus on modernizing their military capabilities and enhancing their defense budgets. The region faces challenges from major powers and non-traditional security threats. The defense strategies of ASEAN countries prioritize national defense and regional stability. They emphasize the importance of international defense cooperation and the need to adapt to new security situations. The countries in Southeast Asia are not engaged in an arms race but rather aim to enhance their defense capabilities for t Bước vào thế kỷ 21, toàn cầu hóa kinh tế là xu thế tất yếu của tất cả các quốc gia, khu vực trên thế giới. Quá trình này thúc đẩy hội nhập thương mại quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để các quốc gia hội nhập và phát triển. Toàn cầu hóa kinh tế cũng góp phần tăng cường, củng cố các thiết chế quốc tế, gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau từ lợi ích giữa các quốc gia, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và an ninh quốc tế. Nhưng đằng sau những mặt tích cực đó, toàn cầu hóa cũng chứa đựng đầy rảy những nguy cơ, thách thức cho các quốc gia đang phát triển, từ việc lệ thuộc vào các nước lớn, sau đó bị chi phối về chính trị, dần dần dẫn đến mất quyền tự chủ. Nhận thức được những nguy cơ đó, trong những năm gần đây, các quốc gia ASEAN không ngừng củng cố an ninh quốc phòng nhằm bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới. Liệu này khiến thị trường quốc phòng Đông Nam Á ngày càng có nhiều chuyển biến mới? Hiện trạng nhu cầu tăng cường quốc phòng của các nước Đông Nam Á ASEAN hiện đang là trung tâm kinh tế tài chính sôi động hàng lầu ở khu vực châu Á, Thái Bình Dương. Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh trong những năm gần đây cho thấy rất hấp dẫn tiềm năng phát triển của khu vực này. Nguồn vốn FDI đầu tư vào các quốc gia Đông Nam Á trong năm 2022 lên đến 224 tỷ USD, tăng gấp 3 so với năm 2010. Nhưng chính sự phát triển, hội nhập nhanh chóng cũng là vấn đề đặt ra đối với ASEAN. Sự gắn kết tưởng chừng chặt chẽ luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nước gãy do sự tác động của chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa cực đoan. Cạnh tranh chiến lược của các nước lớn trong bối cảnh toàn cầu hóa cũng là tiền để dẫn đến sự xuất hiện ngày càng nhiều những vấn đề mang tính đa diện trong khu vực. Đứng trong bối cảnh như vậy, việc phát triển năng lực quốc phòng của các nước không chỉ dừng ở mức tăng cường, mà các quốc gia phải phát triển dựa trên nền quốc phòng đai chiều, có khả năng tác chiến trên mọi bình diện của đời sống xã hội nhằm đối phó và giải quyết những vấn đề an ninh trong tình hình mới. Trong chiến lược phát triển an ninh quốc gia, các nước tập trung nguồn lực ngân sách quốc phòng nhằm hiện đại hóa quân đội, tăng cường khả năng tác chiến trên nhiều khía cạnh quốc phòng. Từ những năm 2000, các quốc gia Đông Nam Á ngày càng để tâm hơn đến việc tăng cường năng lực quốc phòng, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh thư mại Mỹ, Trung. Giai đoạn 2000 đến 2021, nguồn ngân sách chi tiêu cho quốc phòng của nhiều nước Đông Nam Á tăng vượt trội, Indonesia tăng 7,3 lần, Campuchia tăng 7,9 lần, Việt Nam tăng 6 lần. Nhưng chính sự gia tăng mạnh mẽ đến từ chiến lược phát triển, hiện đại hóa quân đội của các quốc gia cũng phản ánh về thực trạng công nghiệp quốc phòng của Đông Nam Á, nền sản xuất quốc phòng của các nước không thực sự hiệu quả, các trang bị vũ khí hiện đại chủ yếu được nhập khẩu từ các quốc gia bên ngoài. Trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu tăng cường quốc phòng của các nước tập trung vào bảo vệ lãnh thủ quốc gia và bình ổn an ninh khu vực. Thái Lan quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai tại Đông Nam Á, chiến lược phát triển, tăng cường quốc phòng của nước này tập trung chủ yếu vào bảo vệ quốc gia, tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu và từng bước hiện đại hóa quân đội. Khả năng chi tiêu cho quốc phòng dự kiến khoảng 5-6 tỷ đô la Mỹ giai đoạn sau đại dịch, phần nhiều nguồn ngân sách dành cho hiện đại hóa quân đội và nâng cấp vũ khí trang bị. Động lực chủ yếu trong việc tăng cường tiềm lực quốc phòng của chính quyền Bangkok đến từ tình trạng mất ổn định an ninh chính trị quốc gia, bạo lực ngày càng gia tăng tại các tỉnh phía Nam, Pattani-i-Ala và Narathiwat với vấn nạn buôn người, bên cạnh đó là những xung đột biên giới. Hiện nay, Thái Lan đang thực hiện chiến lược an ninh quốc gia, cơ cấu lại tổ chức bộ máy, gia tăng tiềm lực quốc phòng, tập trung vào hiện đại hóa quân đội sẵn sàng thích ứng với tình hình mới. Các hoạt động đối ngoại quốc phòng quốc tế cũng được đẩy mạnh nhằm tăng cường gắn kết với các quốc gia khu vực, đặc biệt là những chiến lược đối phó với chính sách phi quân sự của các thế lực bên ngoài. Tăng cường an ninh quốc phòng, đối phó với an ninh phi truyền thống, cuộc khủng hoảng toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra là một bài học cho các quốc gia Đông Nam Á về mức độ nguy hiểm của an ninh phi truyền thống. Hiện nay, trong chiến lược phát triển quốc phòng của các nước không chỉ tập trung vào khả năng tác chiến quân sự mà còn phải giải quyết được các vấn đề an ninh mới, nóng lên toàn cầu, ảnh hưởng từ các cuộc xung đột và ảnh hưởng từ thiên nhiên. Với trường hợp của Indonesia, chiến lược quốc phòng của nước này tập trung chủ yếu vào phòng thủ bờ biển và giải quyết các vấn đề khu vực. Nguồn ngân sách quốc phòng của Indonesia đạt 8,8 tỷ USD trong năm 2023, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 1,9% trong giai đoạn 2019-2023. Các cam kết của chính quyền Jakarta không chỉ hướng tới tăng cường khả năng quân sự mà còn nóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực gìn giữ hòa bình quốc tế. Ngân sách quốc phòng của Indonesia giai đoạn 2023-2028 thể hiện cách tiếp cận nhằm bảo vệ chủ quyền, tăng cường năng lực quân sự và nỗ lực gìn giữ hòa bình toàn cầu. Thúc đẩy hợp tác, trao đổi lẫn nhau nhằm đối phó kịp thời với những diễn biến trong tình hình mới. Các quốc gia Đông Nam Á đang tăng cường quan hệ quốc phòng như một phần trong chiến lược hiện đại hóa quân đội. Hiện nay, Đông Nam Á là khu vực địa chiến lược quan trọng trong cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung, với chính sách xoay trục của mình, Mỹ đã tăng cường sự hiện diện của mình tại khu vực trên mọi lĩnh vực. Trước những diễn biến phức tạp và sự tác động đai chiều từ các cuộc xung đột trên thế giới, các quốc gia Đông Nam Á đề trao vai trò trung tâm của ASEAN, tăng cường xây dựng lòng tin, kiên quyết giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên cơ sở hòa bình. Thực tiễn mua sắm quốc phòng khu vực Đông Nam Á. Đông Nam Á hiện nay là khu vực địa chính trị quan trọng, trong bối cảnh hội nhập phát triển kinh tế, nhiều quốc gia, khu vực coi Đông Nam Á là trung tâm trong chiến lược phát triển của mình. Chính sách xoay trục của Mỹ, các hoạt động mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Biển Đông, và những ảnh hưởng từ các cuộc xung đột có thể gây lên mối lo ngại về an ninh tại khu vực. Nhận thấy rõ được những mối nguy hiểm đó, các nước ASEAN trong những năm gần đây đã đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng nhằm tăng cường phòng thủ khu vực. Một số học giả cho rằng, đây là thời điểm của một cuộc chạy đua vũ trang của các quốc gia Đông Nam Á. Nhưng thực tế, một loạt những hành động hiện đại hóa quân đội thực chất không phải một cuộc chạy đua vũ trang có quy mô, bởi vì chiến lược phát triển của các quốc gia không dùng vào mục đích bành trướng thế lực mà chỉ tập trung vào phòng thủ đất nước, khu vực. Theo cơ sở dữ liệu chi tiêu quân sự năm 2023 của Sibri, chi tiêu quân sự của ASEAN đã tăng từ 20,3 tỷ đô la Mỹ năm 2000 lên 43,2 tỷ đô la Mỹ vào năm 2021. Từ năm 2002 đến 2007, ngân sách chi cho quốc phòng là dưới 30 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Đến năm 2015, các quốc gia Đông Nam Á đã chi 41 tỷ đô la Mỹ trở lên, cao nhất là 44,3 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020. Năm 2012, chứng kiến những hành động không thiện chí từ phía Trung Quốc tại Biển Đông, khi ngan diện đưa nhiều tàu của họ vào khu vực đặc quyền kinh tế của năm nước ASEAN. Điều đáng chú ý là ngay sau đó, tổng chi tiêu ngân sách cho quốc phòng của ASEAN đã tăng mạnh từ 34 tỷ đô la Mỹ lên đến 38 tỷ đô la Mỹ và ngày càng tăng mạnh kể từ đó. Cũng theo số liệu, giai đoạn từ năm 2000 đến 2021, Singapore là quốc gia chi tiêu nhiều nhất cho quốc phòng đạt 11 tỷ đô la Mỹ. Đến là Indonesia với 8,2 tỷ đô la Mỹ vào năm 2023 thấp hơn một chút so với mức chi tiêu quốc phòng 9,3 tỷ đô la Mỹ của năm 2020. Kể từ năm 2012, Indonesia đã tăng cường ngân sách quốc phòng từ 6,5 tỷ đô la Mỹ lên 8,3 tỷ đô la Mỹ vào năm 2013 và vẫn duy trì ổn định. ASEAN cũng là một nhà nhập khẩu vũ khí lớn khác với ngân sách 6,6 tỷ đô la Mỹ mặc dù nước này duy trì mức 7 tỷ đô la Mỹ mỗi năm trong ba năm trước đó. Malaysia và Philippines đều vượt ngưỡng 3 tỷ đô la Mỹ mỗi năm và duy trì mức này trong suốt một thập kỷ. Những điều này có khả năng tăng lên trước những diễn biến phức tạp tại khu vực. Siberia không có số liệu chi tiêu quốc phòng đáng tin cậy của Việt Nam nhưng ước tính khoảng 5,5 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Việt Nam đã ngừng công bố ngân sách quốc phòng vào năm 2018 khi ước tính khoảng 2,36% GDP. Tháng 12 năm 2022, Việt Nam tổ chức DEF Expo lần đầu tiên, 170 nhà triển lãm từ 30 quốc gia đã tham gia. Đây là dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang tăng cường tiềm lực quốc phòng nhằm phòng thủ trước những mối nguy hiểm tiềm ẩn tại Biển Đông. Theo số liệu của Sibri, quốc gia chi tiêu nhiều cho quốc phòng nhất là Singapore với 11,7 tỷ đô la Mỹ, số liệu năm 2022, và ước tính đạt 13,1 tỷ đô la Mỹ trong năm 2023. Giai đoạn năm 2019-2023, các lĩnh vực của yếu mà Singapore quan tâm là máy bay cánh cố định quân sự, tàu ngầm, tàu hải quân và tàu chiến mặt đất, tàu cánh quạt quân sự, tên lửa và hệ thống phòng thủ tên lửa, hệ thống tác chiến điện tử, xe quân sự trên bộ, hệ thống liên lạc chiến thuật, động cơ hải quân, hệ thống liên lạc chiến thuật. Động lực để tiến tới hiện đại hóa quân đội đến từ trào lưu cực đoan hóa và tiềm lực kinh tế của quốc gia này, với sự phát triển mạnh mẽ kinh tế đến từ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Singapore hiện nay không phải là mục tiêu hướng đến của các cuộc tấn công quy mô quân sự, nhưng Singapore vẫn bị đe dọa bởi những nguy cơ đến từ chủ nghĩa cực đoan. Chính sách quốc phòng của Singapore tập trung chủ yếu vào răng đe và các biện pháp ngoại giao, răng đe chủ yếu dựa vào hệ thống quân sự hiện đại thông qua các thể chế dịch vụ quốc gia và phòng thủ toàn diện. Đồng thời, Singapore cũng đẩy mạnh hoạt động đối ngoại quốc phòng với các quốc gia, khu vực nhằm tăng cường sự gắn kết và hợp tác lẫn nhau. Trong thời gian tới, ngân sách quốc phòng của Singapore cũng dự kiến tăng từ 13,5 tỷ đô la Mỹ năm 2024 lên 16,3 tỷ đô la Mỹ trong năm 2028. Ngân sách mua lại cũng được dự kiến tăng từ 666 triệu đô la Mỹ năm 2024 lên 964 triệu đô la Mỹ vào năm 2028. Ba lĩnh vực hàng đầu trong thị trường quốc phòng của Singapore tập trung vào máy bay cố định quân sự, tàu ngầm, tàu hải quân và tàu chiến mặt nước. Máy bay cánh cố định quân sự là lĩnh vực lớn nhất trong thị trường quốc phòng Singapore, ước tính giá trị tích nguyễn là 2,6 tỷ đô la Mỹ trong giai đoạn 2023 đến 2028. Phân khúc máy bay đai chức năng là phân khúc đáng kể nhất đóng góp vào sự tăng trưởng quốc phòng của Singapore. Trong bối cảnh mới, nguồn cung vũ khí của các nước Đông Nam Á đã có nhiều thay đổi. Trong suốt hai thập kỷ đầu của thế kỷ 21, Nga là quốc gia cung cấp vũ khí lớn nhất cho ASEAN, theo số liệu thống kê của Sibri. Giai đoạn 2000 đến 2019, Nga đã bán những thiết bị quốc phòng có giá trị khoảng 10,7 tỷ đô la Mỹ cho khu vực này, điều khiến cho vũ khí từ Nga luôn có sức hấp dẫn hơn so với các cường quốc vũ khí đến từ chính sách cam kết của Nga. Bên cạnh đó, giá cả vũ khí xuất xứ từ Nga rẻ hơn so với các quốc gia khác với chất lượng tương đương, hoạt động thanh toán đơn giản linh hoạt cũng là lý do mà vũ khí của Nga được ưu chuộng tại Đông Nam Á. Nhưng tỷ lệ xuất khẩu vũ khí của Nga đã giảm vào năm 2014 khi quan hệ của Nga với thế giới phương Tây gia tăng căng thẳng sau khủng hẳn tại Ukraine. Cùng với đó là lệnh cấm vận vũ khí từ Nga của Mỹ cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm này. Hiện nay, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga triển khai tại Ukraine cũng tác động mạnh đến nguồn cung vũ khí của Nga đến thị trường Đông Nam Á. Hợp tác thương mại quân sự Nga với các đối tác Đông Nam Á có dấu hiệu chứng lại khi Moscow phải trải gian lực lượng cho chiến trường tại Kyiv. Theo sông nguồn cung vũ khí của Nga là Mỹ, giai đoạn 2010 đến 2017, các nước Đông Nam Á đã mua 4,5 tỷ đô la Mỹ vũ khí Mỹ, chiếm 6% tổng số vũ khí toàn cầu của quốc gia này. Hiện nay, dưới thời của chính quyền ông Joe Biden, Nhà Trắng đang cố gắng tiếp cận gần hơn với khu vực ASEAN nhằm duy trì ảnh hưởng của mình tại khu vực, đồng thời ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông. Vài giao quân sự đang trở thành một công cụ tiếp cận Đông Nam Á của Mỹ trong bối cảnh hiện nay. Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Mỹ diễn ra ngày 19 tháng 5 năm 2022, Nhà Trắng đã cam kết tăng cường hợp tác an ninh với các quốc gia Đông Nam Á. Nhưng dường như, đó chỉ là những cam kết trên giấy tờ. Những loại vũ khí mà chính quyền tổng thống Joe Biden xuất khẩu đến thị trường Đông Nam Á đa phần là những loại vũ khí đã qua sử dụng và không còn có quá nhiều hiệu quả trên chiến trường. Tại Thái Lan, 5 máy bay phản lực F-16 do Mỹ sản xuất đã nhiều lần xảy ra sự cố khiến cho 2 phi công Thái Lan thiệt mạng. Điều tương tự cũng xảy ra với Philippines và Indonesia, một máy bay F-16 đã phát nổ và bốc cháy ngay trong cuộc diễn tập quân sự khiến cho một phi công Indonesia bị thương và nguyên nhân đến từ động cơ của F-16 đã lỗi thời. Hiện nay, các nhà phân tích cho rằng Đông Nam Á đang bị rơi vào một cái bẫy buôn bán vũ khí của Mỹ khi liên tục, những trang thiết bị vũ khí do Mỹ cung cấp đều không thể hiện được những ưu điểm như kỳ vọng. Một quốc gia hàng đầu khác về xuất khẩu vũ khí là Trung Quốc, những trang thiết bị quốc phòng đến từ Trung Quốc đều có giá cả phải chăn đi kèm với sức mạnh chính trị của chính quyền Bắc Kinh và nhiều điều khoản hợp đồng thuận lợi. Tuy nhiên, vũ khí Trung Quốc dường như không quá được ưu tiên tại thị trường Đông Nam Á do những vấn đề liên quan đến chất lượng và hiệu quả của vũ khí. Indonesia đã mua tên lửa chống hạm C-705 của Trung Quốc, nhưng loạt tên lửa này đạt hiệu quả tương đối thấp trong các cuộc diễn tập. Điều tương tự cũng xảy ra với Myanmar, họ đã phàn nàn về 16 chiếc máy bay chiến đấu J-17 do Trung Quốc sản xuất, lần này là liên quan đến các vấn đề cấu trúc, động cơ và đội chính xác kém đến từ radar của J-17. Một nguyên nhân khác cũng khiến cho vũ khí Trung Quốc không được ưu chuộng đó là chính quyền Bắc Kinh hiện nay đều đang có những bất đồng với một số quốc gia Đông Nam Á liên quan đến vấn đề Biển Đông. Điều này cũng là phần nguyên nhân khiến cho nhiều quốc gia lo ngại khi nhập khẩu những vũ khí quân sự chiến lược đến từ Trung Quốc. Sự hiện diện của ba cường quốc trên thế giới tại thị trường vũ khí Đông Nam Á cho thấy vị thế cực kỳ quan trọng của khu vực, nhưng đồng thời điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược mua sắm vũ khí của các quốc gia ASEAN. Trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung tại Đông Nam Á, tổ chức ASEAN hiện nay không thể công khai ủng hộ bất cứ bên nào trong cuộc cạnh tranh này, mà tập trung vào làm sao để trung hòa được mối quan hệ với hai siêu cường nhằm phát triển khu vực. Trong vấn đề mua sắm vũ khí, cả Mỹ và Trung Quốc đều cho thấy những sơ hở của mình đều không đảm bảo được chất lượng cũng như hiệu quả của vũ khí. Đứng trước thực trạng như vậy, các quốc gia Đông Nam Á đã chọn các nước thuộc khối liên minh châu Âu, EU, là nhà cung cấp vũ khí trong tình hình mới. Vào đầu năm 2024, Bộ Quốc phòng Indonesia cho biết, Indonesia đã ký hợp đồng mua thêm 18 máy bay chiến đấu Rafale từ Pháp. Có một điều đáng chú ý là những thương vụ vũ khí giữa EU và ASEAN thường không quá nổi bật. Một phần nguyên nhân đến từ thị trường vũ khí hiện nay tại Đông Nam Á đang có chiều hướng gia tăng nhu cầu, nhưng nhiều nước châu Âu vẫn thiếu kế hoạch với chiến lược rõ ràng cho việc xuất khẩu vũ khí sang khu vực này. Trong bối cảnh nhu cầu vũ khí ngày càng gia tăng, Hàn Quốc đang dần trở thành nhà cung cấp vũ khí mới cho các quốc gia Đông Nam Á về các thiết bị quân sự hiện đại, giá cả phải chăng. Gần đây, Bộ Quốc phòng Malaysia đã ký thỏa thuận mua vũ khí từ tập đoàn công nghiệp hàng không Hàn Quốc trị giá 2,28 tỷ đô la Mỹ. Thương vụ này được thông qua sau khi Philippines và Indonesia trở thành hai trong số những nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Hàn Quốc lần lượt chiếm 2% và 16% tổng lượng xuất khẩu. Điều khiến vũ khí Hàn Quốc trở nên thu hút đối với một số đối tác Đông Nam Á cũng bắt nguồn từ chính sách vũ khí của Seoul. Hàn Quốc sẵn sàng chuyển giao công nghệ để hỗ trợ ngành công nghiệp vũ khí nội địa ở các nước Đông Nam Á, và vũ khí Hàn Quốc được cho là rẻ và hiện đại hơn so với các thiết bị quân sự phương Tây. Về phía các nước Đông Nam Á, vũ khí do Hàn Quốc sản xuất phù hợp hơn với chiến lược phòng thủ của họ hơn là các vũ khí hiện đại do Mỹ sản xuất quá hiện đại, đắt tiền nhưng không hẳn phù hợp. Ngoài ra cách tiếp cận thị trường vũ khí của Hàn Quốc không đến cách tiếp cận chiến lược, mà đến từ tiếp cận thương hoại. Điều này khiến cho vũ khí Hàn Quốc trở lên ưu việt hơn về chiến lược quốc phòng đối với các nước ASEAN. Bên cạnh đó, hợp tác công nghệ quốc phòng và buôn bán vũ khí cũng được đặt cao trong các chương trình nghị sự giữa ASEAN-Hàn Quốc, và Hàn Quốc cũng sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu mà các nước Đông Nam Á đặt ra. Xu hướng mua sắm thời gian tới. Trong thời gian tới, các nước Đông Nam Á tập trung vào xây dựng một nền quốc phòng phòng thủ, mọi hoạt động diễn tật quân sự, mua sắm vũ khí cũng hướng tới tính chất phòng thủ. Chiến lược xây dựng quốc phòng của các nước chủ yếu tập trung vào khu vực bờ biển, trong đó bao gồm tàu ngầm, tàu chiến và các tàu tuần tra hải dương. Trong nhiều thập niên gần đây, việc hiện đại hóa khả năng phòng thủ bằng các hệ thống tên lửa đang vương lên trở thành xu hướng được ưu tiên. Những diễn biến căng thẳng, phức tạp trên biển Đông đặt ra nhiều mối lo ngại cho các quốc gia trong việc duy trì mối quan hệ hòa bình, ổn định tại khu vực này. Việc hiện đại hóa khu vực phòng thủ ven biển là điều cần thiết, và áp dụng hệ thống tên lửa phòng thủ khu vực là một cách thức phù hợp cho hầu khắp các quốc gia Đông Nam Á. Bên cạnh đó, để răng đề những hành động vi phạm chủ quyền từ bên ngoài vào khu vực, đặc biệt ở khu vực Biển Đông, lực lượng hải quân của ASEAN cũng được phát triển mạnh mẽ. Trong thời gian tới, các quốc gia Đông Nam Á sẽ có thêm nhiều tàu chiến hiện diện tại khu vực này nhằm đối phó với những thách thức từ các thế lực bên ngoài. Xu hướng mua sắm vũ khí trong những năm tiếp theo của các quốc gia Đông Nam Á sẽ tập trung chủ yếu vào xây dựng hệ thống phòng thủ ven biển, không quân và hải quân với mục đích chủ yếu nhằm bảo vệ lãnh thổ trước những hành động của các nước lớn tại khu vực, đồng thời góp phần duy trì hòa bình, ổn định và đặc biệt là giữ vững được cấu trúc an ninh khu vực.

Listen Next

Other Creators